24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vy Lam
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ba rủi ro nào khiến giá cổ phiếu ACV tiếp tục giảm?

Dịch bệnh kéo dài hơn dự kiến, đồng Yên mạnh hơn dự kiến so với VNĐ và tiến độ xây dựng sân bay Long Thành chậm hơn dự kiến là những rủi ro mà ACV có thể phải đối mặt.

2024 khách quốc tế mới phục hồi về mức trước dịch Hàng không là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19 khiến doanh thu, lợi nhuận nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này buộc phải chứng kiến sự sụt giảm mạnh và gần như liên tục phải điều chỉnh chỉ tiêu kết quả kinh doanh.

Dịch bệnh từng được kiểm soát tốt vào năm 2020 và hàng không trong thời gian này vẫn có thể duy trì hoạt động vận tải hành khách cũng như hàng hoá. Tuy nhiên, trước sự phức tạp của chủng Delta, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát tại các tỉnh, thành lớn trong đó có TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam đã khiến hoạt động vận tải hành khách gần như "đóng băng".

Mặc dù thực hiện các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt tại TP.HCM và một số tỉnh, thành phía Nam nhưng số ca nhiễm mới trong cộng đồng vẫn tiếp tục tăng, gây áp lực lên hệ thống y tế địa phương, chính phủ, các bộ ngành và địa phương đã quyết định thực hiện những biện pháp giãn cách quyết liệt hơn. Đồng thời đẩy mạnh tiến độ tiêm vắc xin tại những tỉnh, thành này với kỳ vọng đợt bùng phát hiện tại sẽ được kiểm soát vào cuối quý 3/2021.

Tính toán của Chứng khoán VNDIRECT mới đây cho biết, các đường bay nội địa và quốc tế Việt Nam có thể dần phục hồi từ quý 4/2021, tổng lượng khách nội địa của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã ACV) có thể giảm 18,1% so với cùng kỳ và lượng khách quốc tế có thể giảm 25,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Với việc hoạt động tiêm chủng được triển khai nhanh trên toàn cầu cũng như Việt Nam, VNDIRETC kỳ vọng lưu lượng hành khách của ACV sẽ phục hồi mạnh trong trung hạn.

Cụ thể, lượng khách nội địa của ACV phục hồi hoàn toàn về mức trước dịch vào năm 2022, tương đương 111,2% mức cơ sở của 2019 và có thể đạt 139,7% mức cơ sở vào năm 2025.

Lưu lượng khách quốc tế của ACV sẽ phục hồi hoàn toàn về mức trước dịch vào năm 2024, tương đương 113,3% mức cơ sở năm 2019 và có thể đạt 127,5% mức cơ sở vào năm 2025. Hộ chiếu vắc xin sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc khởi động lại hàng không quốc tế và hỗ trợ thuận tiện cho hành khách trong khi vẫn đáp ứng được các yêu cầu nhập cảnh của chính phủ về xác nhận tiêm chủng hay xét nghiệm.

Ba rủi ro nào khiến giá cổ phiếu ACV tiếp tục giảm?

VNDIRECT giảm dự phóng lượng khách nội địa năm 2021 38,4% để phán ảnh tác động tiêu cực từ đợt bùng phát hiện tại trong khi chỉ điều chỉnh nhẹ dự phóng lượng khách nội địa 2022-2023 0,3%/0,3% do VNDIRECT kỳ vọng khách nội địa sẽ phục hồi mạnh từ 2022.

Dịch bệnh “ám ảnh” hoạt động của ACV

Trong báo cáo mới phát hành, VNDIRECT đã giảm giá mục tiêu so với báo cáo trước đó (-1,3%) xuống còn 86.400 đồng/cổ phiếu do giảm dự phóng EPS 2021 xuống 64% bởi tác động từ đợt bùng phát dịch bệnh hiện tại trong khi vẫn duy trì dự phóng 2022-2023 do triển vọng tích cực không đổi. “Mặc dù công ty còn đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2021. ACV vẫn thích hợp để đầu tư với tầm nhìn dài hạn”, VNDIRECT đưa ra quan điểm.

Lý do được VNDIRECT nêu là do kết quả kinh doanh phục hồi vững chắc trong các năm tới. Khả năng niêm yết trên HoSE năm 2022 khi ban lãnh đạo công ty cho biết đang làm việc với kiểm toán để loại bỏ ý kiến nhấn mạnh trong báo cáo tài chính kiểm toán của ACV, điều này sẽ giúp ACV đủ điều kiện niêm yết trên HoSE trong năm 2022.

Bên cạnh đó là kế hoạch cổ tức bằng cổ phiếu của ACV khi chính phủ đã phê duyệt phương án cho ACV giữ lại lợi nhuận các năm trước để tái đầu tư. Đến cuối 2020 ACV có 9.705 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối, tương đương với khả năng chi cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 44% trong 2021. Và cuối cùng là tiềm năng tăng trưởng của sân bay Quốc tế Long Thành.

Tuy nhiên, chiều ngược lại, rủi ro giảm giá được VNDIRECT nêu ra là dịch bệnh kéo dài hơn dự kiến, đồng Yên mạnh hơn dự kiến so với VNĐ và tiến độ xây dựng sân bay Long Thành chậm hơn dự kiến.

Báo cáo tài chính quý 2/2021 của ACV cho thấy, doanh thu ACV tăng 56,4% đạt 1.913 tỷ đồng, lợi nhuận ròng hoạt động tài chính tăng 422% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ lãi chênh lệch tỷ giá 447 tỷ đồng do đồng Yên giảm giá so với VNĐ trong quý 2/2021. Sau khi trừ đi các chi phí, ACV báo lãi 413 tỷ đồng trong quý, trong khi quý 2/2020 ACV lỗ ròng 320 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, phiên 27/8, ACV được giao dịch quanh mốc 77.000 đồng/cổ phiếu, giảm 6% so với đầu năm 2021 và còn cách giá mục tiêu được VNDIRECT đưa ra 12%.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
119.70 +0.20 (+0.17%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả