“Áp lực lạm phát trong năm nay không quá lớn”
I . Vĩ mô
Khi đi phân tích vĩ mô chúng ta cùng đi phân tích 3 biến
1. Lạm phát
2. Sức khoẻ nền kinh tế
3. Tỷ giá
-------------------------------------------------------------------------------
1. Lạm phát
Nguồn Wichart
“Áp lực lạm phát trong năm nay không quá lớn”
Theo Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 2024 được Quốc hội quyết nghị, mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay được đặt ra ở mức 4- 4,5%. Tuy nhiên, Chính phủ quyết tâm kiểm soát lạm phát ở ngưỡng dưới (4%) của mục tiêu này.
Phân tích các biến chiếm tỷ trọng số lớn trong rổ CPI
1. CPI hàng ăn và dịch vụ ăn uống : từ đầu năm tới nay, thời tiết tương đối ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên nguồn cung lương thực, rau, quả dồi dào, giá cả mặt hàng nông sản không có biến động lớn. Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi lây lan tại một số địa phương, giá thịt lợn có xu hướng tăng nhưng mức tăng không đáng kể do cung đáp ứng cầu.
2. CPI giao thông : giá xăng và giá dầu trong nước sẽ giảm theo đà giảm của giá dầu thế giới và đi ngang và tăng nhẹ từ giờ đến cuối năm ( Chưa tính biến số về địa chính trị ), hiện tại đang đạt mức 73 USD/ thùng. Dự kiến giá dầu thế giới sẽ đi ngang trong vùng biên 70 > 80USD/ thùng
3. CPI nhà ở và VLXD: dự kiến sẽ còn tăng vào cuối năm, tuy nhiên sẽ duy trì ở đà tăng chậm.
4. CPI giáo dục : dự kiến có thể tăng vào tháng 9-> T10 do hiệu ứng chu kì đầu năm họ và sẽ hạ nhiệt dần vào T11 - >T12.
+ Chúng tôi vẫn đang giữ quan điểm lạm phát Việt Nam trong năm nay đạt mức từ 4,2% - 4,5% => Trong mốc mục tiêu mà Nhà điều hành đề ra từ đầu năm.
2. Sức khoẻ nền kinh tế
· Nội tại
Nguồn Wichart
Nhìn chung 6 tháng đầu năm 2024, GDP tăng 6,42%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 6,58% của 6 tháng đầu năm 2022 nếu xét trong giai đoạn 2020-2024. Bước sang quý III/2024, chúng tôi cũng hết sức lạc quan về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Dù các nhóm ngành như bất động sản, hàng không vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các nhóm như hóa chất, thép, thủy sản, công nghệ viễn thông có các kết quả nổi trội.
+ Khu vực chi tiêu tiêu dùng
Đối với ngành tiêu dùng, mặc dù tăng trưởng ngành đang ở mức khiêm tốn nhưng đã có những dấu hiệu phục hồi nhất định. Nhờ có lượng khách du lịch vào Việt Nam vượt mức trước thời điểm Covid-19 (chủ yếu là khách du lịch từ Hàn Quốc và Ấn Độ), thu thập của người dân có sự cải thiện, đồng thời lãi suất thấp nên đã kích thích sự tăng trưởng của ngành tiêu dùng trong nước.
Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ từ chính phủ cũng được coi như là một bệ đỡ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế. Các chính sách hỗ trợ có những đặc điểm tích cực như đúng thời điểm và đúng đối tượng. Đơn cử như tại thời điểm cuối năm 2023 đầu năm 2024, lãi suất điều hành được giảm mạnh từ 1,5 – 2% cùng với chính sách hỗ trợ cho vay tiêu dùng đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam
+ Khu vực sản xuất
Với ngành sản xuất ( PMI) , trong 7 tháng đầu năm, chỉ số PMI đạt 54,7. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 6/2022 đến nay. Bên cạnh đó, số lượng đơn đặt hàng mới cũng đạt mức cao kỷ lục trong vòng 13 năm là 59,2. Trong đó phần lớn đến từ đơn đặt hàng xuất khẩu sang Mỹ.
+ Khu vực xuất khẩu
Cùng với đó, xuất khẩu của Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng 15% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2023 và được dẫn dắt bởi xuất khẩu máy tính và đồ điện tử. Đơn cử như tập đoàn Samsung, tổng doanh thu 3 doanh nghiệp điện tử của Samsung tại Việt Nam đã quay lại mức tăng 16,4% tại thời điểm quý I/2024 sau chuỗi tăng trưởng âm vào năm 2023.
+ Đáng nói xuất khẩu những tháng đầu năm "Bất chấp những khó khăn về địa chính trị, quan hệ thương mại của Việt Nam với các đối tác lớn vẫn tiếp tục ổn định và tăng trưởng. Thặng dư thương mại quốc tế vẫn tiếp tục tăng ngay cả trong điều kiện nhập khẩu tăng cao. Điều này cho thấy Việt Nam đã tận dụng khá tốt sự phục hồi của thương mại quốc tế ngay cả trong điều kiện có xung đột ở một vài khu vực.
· Yếu tố bên ngoài
Nguồn vốn FDI
Nguồn Wichart
Về khả năng thu hút FDI, đến nay, 6 tháng đầu năm 2024, kết quả duy trì ở mức khá. Tổng vốn FDI đăng ký đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1%. Trong đó, FDI đăng ký mới là hơn 9,5 tỷ USD, tăng 46,9%. Đây là con số đáng lưu ý, bởi vốn đăng ký mới tức là dự án mới vào sẽ gia tăng năng lực sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.
Vốn FDI thực hiện đạt khoảng 10,8 tỷ USD, tăng 8,2%, cũng là mức tăng trưởng khá. Trong đó cũng có ghi nhận rất nhiều dự án mới, quy mô lớn được đầu tư và mở rộng.
Niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với nền kinh tế của Việt Nam vẫn đang rất tích cực, thể hiện mong muốn được tiếp tục đầu tư ở Việt Nam. Qua đó, chúng ta có thể kỳ vọng thu hút đầu tư vốn FDI cả năm 2024 vẫn cố gắng đạt khoảng 39-40 tỷ USD, tương đương hoặc cao hơn chút so với cùng kỳ năm 2023
3. Tỷ giá
“Áp lực tỷ giá sẽ vơi dần vào cuối năm 2024”
USD Index đi quanh ngưỡng 95-105 điểm, không còn tăng cao hơn nữa. Lãi suất của Fed dự kiến Tháng 9 sẽ giảm ( 0.5%) do gần nhất Số liệu việc làm tháng 7 của Mỹ kém xa kỳ vọng, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4.3%, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2021 gây lo ngại về suy thoái kinh tế. Do đó sẽ làm giảm áp lực lên tỉ giá USD/VND.
Về công cụ của Chính phủ hỗ trợ phát triển nền kinh tế :
+ Chính sách TIỀN TỆ của nước ta vẫn tiếp tục được nới lỏng. Chính phủ, trực tiếp là Ngân hàng Nhà nước vẫn chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải giảm lãi suất cho vay cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hơn cả, 6 tháng cuối năm 2024, Thông tư 02 về giãn, hoãn, giữ nguyên nhóm nợ cho các doanh nghiệp nhằm tiếp tục bơm tín dụng vào nền kinh tế.
(Gần đây nhất 05/08, Ngân hàng Nhà nước đã đồng loạt giảm lãi suất OMO và lãi suất tín phiếu trong bối cảnh áp lực tỷ giá đang giảm dần => Với mục tiêu tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế )
+ Chính sách TÀI KHOÁ vẫn tiếp tục duy trì các chính sách giảm thuế, phí, lệ phí hỗ trợ doanh nghiệp, thu ngân sách vẫn tiếp tục tăng trên thực tế.
II. Góc Phân tích kĩ thuật thị trường
“ Trendline dài hạn của VNINDEX vẫn còn, thì cơ hội đầu tư cổ phiếu sẽ còn rất nhiều”
Về khu vực vận động hiện tại của Thị trường chung đang có vận động giảm điểm trong vài tuần gần đây, tuy nhiên điều này là điều tích cực để A.C NĐT có thể tham gia cổ phiếu với định giá hấp dẫn, những vùng bôi đỏ trên chart là những điểm gom cổ phiếu rất tốt cho những nhịp sóng tăng mới trong nửa cuối năm 2024 -> đầu năm 2025. Vì tổng bộ những nhịp điều chỉnh trên đường trendline dài hạn của VNINDEX đều là những cơ hội tối với NĐT biết nắm bắt thời cơ vàng này.
III. Kết luận
Với những kết quả đạt được trong nửa đầu năm 2024 triển vọng kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục khả quan cho cuối năm nếu Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định hạ lãi suất sớm nhất vào tháng 9 này, sẽ làm giảm áp lực lên tỉ giá USD/VND, lạm phát và tác động tích cực đến các cân đối vĩ mô khác.
Trong nửa sau của năm 2024, thị trường chứng khoán sẽ ổn định và tốt hơn so với nửa đầu năm 2024 bởi đây là "hàn thử biểu" của nền kinh tế. Nếu kinh tế phục hồi mạnh vào nửa năm sau của 2024 thì thị trường chứng khoán sẽ phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ.
Hoàng Tôn
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay