5 tư duy lãnh đạo cần thay đổi để hướng tới thành công
Tư duy lãnh đạo là một điều cốt yếu và mang yếu tố sống còn đối với nhà lãnh đạo trong cuộc phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0. Công nghệ càng phát triển, tư duy lại cần phải thay đổi và không ngừng nâng cao. Qua bài viết này, tôi sẽ chia sẻ đến bạn 5 tư duy lãnh đạo cần thay đổi để hướng tới thành công.
1. Vai trò của tư duy lãnh đạo
Tư duy lãnh đạo có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều hành, quản lý doanh nghiệp, tổ chức. Tư duy lãnh đạo đúng sẽ giúp nhà lãnh đạo nhận ra được vấn đề, xác định rõ mục tiêu, giúp hình thành phong cách lãnh đạo riêng biệt. Bên cạnh đó, còn giúp nâng cao khả năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, thúc đẩy sự sáng tạo đổi mới, đặc biệt tạo dựng được sự tin tưởng từ các cấp nhân viên và đối tác. Vì vậy, tư duy lãnh đạo đúng đắn sẽ góp phần giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc!
2. Top 5 tư duy lãnh đạo cần thay đổi để hướng tới thành công
2.1. Dùng quyền lực để giải quyết vấn đề
Trên các vấn đề thực tế, các nhà lãnh đạo xuất sắc sẽ biết cách làm sao để linh hoạt thay đổi quyền lực một cách phù hợp. Nhưng bên cạnh đó, cũng không ít nhà lãnh đạo theo xu hướng quản lý cực đoan, dùng quyền lực để ép cấp dưới định hình theo tư duy bộ máy lãnh đạo của mình. Không ít trường hợp nhà lãnh rơi vào trạng thái độc đoán, để rồi cấp dưới của mình ngày càng bất mãn và rời đi, ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược hoạt động của công ty, tổ chức đó.
Elon Musk là một tỷ phú tài năng, ông thành công trên rất nhiều lĩnh vực, ông đã tham gia sáng lập và điều hành tổng cộng 10 công ty trong lĩnh vực công nghệ với những ý tưởng kinh doanh khác biệt. Tuy nhiên, ở tư duy lãnh đạo của ông đôi lúc lại xuất hiện tư duy sử dụng quyền lực để giải quyết vấn đề để rồi ông phải nhận lại hậu quả không mong muốn cho sự ổn định và phát triển của nhân viên trong công ty của mình.
Ông thường đưa ra các yêu cầu khắt khe và thời gian tạo ra các sản phẩm trong dự án công nghệ, đặt áp lực cao đối với nhân viên và đặt ra những mục tiêu không thể đạt được. Hậu quả là nhân viên xin nghỉ việc rất nhiều, môi trường thì lại áp lực cao, không cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc khiến cho hàng loạt nhân viên xin nghỉ và tìm môi trường làm việc mới. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đối với sự ổn định và phát triển của các cấp nhân viên trong công ty của ông. Vì thế, nên sử dụng quyền lực một cách hợp lý để hướng đến thành công bền vững cho sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức.
Elon Musk CEO và kỹ sư trưởng/nhà thiết kế của SpaceX, đồng sáng lập và đồng chủ tịch ban đầu của OpenAI (Nguồn: Sưu tầm)
2.2 Chỉ tập trung vào vấn đề thay vì tìm giải pháp
Jack Ma, nhà sáng lập của Alibaba Group từng nói “Cái khó là cái khó, chứ không phải là cái chông gai.”. Được biết, sự xuất hiện các vấn đề chính là cơ hội để nhà lãnh đạo tôi luyện năng lực cá nhân. Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, việc kinh tế có nhiều biến động là điều khó tránh, điều này cũng dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài. Những yếu tố khách quan này chi phối không ít đến tư duy của nhà lãnh đạo.
Sự căng thẳng quá mức, vô tình khiến họ chỉ tập trung vào phân tích các vấn đề, tại sao lại như vậy? mà quên rằng cần phải có biện pháp khắc phục nhanh nhất có thể. Vì thế, hãy bình tĩnh xem xét và tập trung vào giải pháp để khắc phục, bởi vì “ Chính thái độ của chúng ta khi bắt đầu một việc khó khăn sẽ ảnh hưởng lên kết quả thành công nhiều hơn bất cứ điều gì khác” – William James.
Jack Ma – nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Alibaba Group Holding (Nguồn: Sưu tầm)
2.3 Không trang bị tư duy lãnh đạo “toàn cầu”
Việt Nam chúng ta ngày càng đẩy mạnh tốc độ toàn cầu hóa, hội nhập thông qua các Hiệp định. Vì thế, nếu nhà lãnh đạo vẫn nghĩ, thị trường trong nước bao nhiêu năm qua đã đem lại một nguồn doanh thu dồi dào, doanh nghiệp vẫn trên đà phát triển, thì nên “dừng lại” suy nghĩ này. Doanh nghiệp sẽ tồn tại bao nhiêu lâu nếu như nhà lãnh đạo cứ giữ nguyên vẹn, trói buộc vào tư duy lãnh đạo giới hạn? Như vậy, có thể thấy, điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo trang bị tư duy “toàn cầu hóa” giúp doanh nghiệp thích ứng được với thị trường cạnh canh. Trang bị tư duy này, dù doanh nghiệp của bạn mở rộng quy mô, hay đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế cũng sẽ đủ năng lực và giải pháp để ứng phó với từng tình hình, làm chủ sự phát triển, tránh tình trạng dẫn tới khủng hoảng và thất bại.
2.4 Lãnh đạo cố định
Thường khi vừa khởi nghiệp, nhà lãnh đạo có thể tạo ra một phong cách lãnh đạo chung cho doanh nghiệp, tổ chức của mình. Nhưng đối với từng thời đại, tư duy lãnh đạo cũ nhiều lúc sẽ không phù hợp. Rất nhiều nhà lãnh đạo khi đạt được sự thành công nào đó từ cách lãnh đạo của chính mình, thì lại vô tình vướng vào tư duy lãnh đạo cố định. Nhiều khi cứ nghĩ, cách làm đó đã thành công thì vẫn có thể áp dụng. Điều này vô tình khiến cho “con thuyền” doanh nghiệp của bản thân họ có sức ì to lớn, con thuyền trở nên chậm chạp.
Nếu xem sự thành công của ngày hôm qua là vĩnh viễn, có thể áp dụng với hầu hết ở thị trường ở tương lai, thì vô tình nhà lãnh đạo đó sớm muộn cũng sẽ phải “dừng lại” với những quyết định của mình. Sự thay đổi vượt bậc của thị trường thay đổi thậm chí được tính bằng giây, xu thế kinh tế mỗi ngày mỗi khác, không thể dùng tư duy cũ áp dụng cho thời đại mới. Khi tư duy không phát triển và hội nhập, thì liệu doanh nghiệp đó có thể đứng vững trên bản đồ kinh tế thị trường hay không?
2.5 Lãnh đạo là phải khắc khe với bản thân
Nhà lãnh đạo đừng nên vì trí tuệ cảm xúc mà tự trói mình vào sự khắt khe, bởi vì điều này vô tình khiến cho nhà lãnh đạo rơi vào thất vọng, triệt tiêu sự phát triển. Thường thì những nhà lãnh đạo xuất sắc luôn sẽ được nhân viên và đối tác tín nhiệm. Bởi vì họ mang trong mình sự cầu toàn, chỉn chu và trách nhiệm. Nhưng lại vô tình khi có được thành tựu cho riêng mình, sự khắt khe đến mức cực đoan sẽ khiến nhà lãnh đạo không còn cảm thấy sự đam mê trong hành trình đi đến mục tiêu.
Mà hơn nữa khi đạt được các mục tiêu tương tự, họ sẽ không còn cảm thấy hạnh phúc, bởi vì họ chưa cảm thấy hài lòng với việc mình làm, và mong muốn càng phải tốt và tốt nhất có thể. Điều này khiến nhà lãnh đạo rơi vào cảm giác thất vọng trầm trọng, chán nản và thất vọng bởi công việc.
Trong quá trình xây dựng và phát triển Amazon, Jeff Bezos đã đưa ra nhiều quyết định mạo hiểm và đôi khi cả những quyết định sai lầm, không phải tất cả các quyết định đều hoàn hảo, nhưng Jeff Bezos đã thể hiện tính lãnh đạo bằng cách tập trung vào mục tiêu chiến lược và sẵn lòng chấp nhận những sai lầm và học hỏi từ chúng, chứ không mất thời gian ngồi chỉ để khắt khe với những quyết định của bản thân.
Trong mở rộng hoạt động kinh doanh của Amazon vào lĩnh vực điện tử tiêu dùng và đầu tư vào các dịch vụ đám mây thông qua Amazon Web Services (AWS). Khi đó, việc mở rộng này đã gặp phải sự phản đối và hoài nghi từ nhiều phía. Dù có những khó khăn và thách thức trong quá trình, ông đã tiếp tục tập trung vào mục tiêu dài hạn và cam kết đem lại lợi ích cho khách hàng. Kết quả là, quyết định của Jeff Bezos đã giúp Amazon trở thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới và AWS trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu.
3. Kết luận
Bài viết trên đây đã gợi ý đến bạn 5 tư duy lãnh đạo cần thay đổi để hướng tới thành công. Và với tư cách là nhà lãnh đạo, nếu bản thân bạn không sẵn sàng thay đổi tư duy dẫn dắt đội ngũ thì sẽ rất khó để tạo ra được thành công vượt bậc. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ thực sự hữu ích với bạn – những nhà lãnh đạo cởi mở, luôn sẵn sàng đối diện và thay đổi để khắc phục những hạn chế trong tư duy lãnh đạo của mình.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận