menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Việt Anh Pro

5 sai lầm sai lầm thường gặp trong phân tích báo cáo tài chính

Mùa ra kết quả BCTC quý 4/2023 cũng đang đến rồi. Phân tích báo cáo tài chính là quá trình quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp cũng như đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư trong quá trình phân tích thường mắc phải các sai lầm phổ biến, làm mất đi sự đáng tin cậy của thông tin và có thể dẫn đến những kết quả sai lệch.

Bài viết sẽ đi vào các lỗi này và đề xuất biện pháp giảm thiểu vi phạm để đảm bảo quyết định đầu tư được đưa ra trên cơ sở thông tin chính xác và đáng tin cậy.

Phân tích tài chính đóng vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá và hiểu rõ về tình hình tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Đây là bước quan trọng giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về sức khỏe tài chính, khả năng sinh lời, và triển vọng phát triển của một công ty, nhờ đó có thể đưa ra quyết định đúng đắn về việc đầu tư, vay vốn và quản lý tài chính. Vậy khi phân tích một báo cáo, ta thường hay mắc những sai lầm nào, cũng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

1. Sai mục tiêu phân tích

- Phân tích BCTC là tìm ra vấn đề và giải pháp, đưa ra được kiến nghị hay quyết định đầu tư chứ không phải soi xét doanh nghiệp. Và một trong những sai lầm thường gặp chính là tập trung quá mức vào việc tìm kiếm dấu hiệu của gian lận hoặc sai sót trong báo cáo thay vì đánh giá tình hình tài chính một cách tổng thể. Điều này dẫn đến việc bỏ qua những thông tin quan trọng khác.

- Vì vậy, khi đánh giá báo cáo tài chính, nhà đầu tư nên tập trung vào việc đánh giá sức khỏe tài chính và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp để xem liệu chúng có ổn định hay không. Đồng thời, cũng cần đánh giá khả năng sinh lời để có cái nhìn toàn diện về triển vọng tương lai và từ đó đưa ra quyết định.

2. Bỏ qua bối cảnh công nghiệp và kinh tế

- Đây là sai lầm phổ biến cho các nhà phân tích mới, thường xảy ra khi không chú ý đến các yếu tố quan trọng như tình hình kinh tế toàn cầu, biến đổi trong ngành công nghiệp và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến việc đánh giá tình hình tài chính không đầy đủ và chính xác.

- Ví dụ: Nếu một nhà đầu tư chỉ tập trung vào bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp sản xuất ô tô mà không xem xét rằng ngành công nghiệp ô tô đang phát triển công nghệ mới về xe điện và tự động lái, họ có thể bỏ qua việc công ty cần đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển để cạnh tranh trong tương lai. Điều này có thể dẫn đến sai lầm trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của công ty.

3. Quá tập trung vào tỷ lệ/con số

- Đây là lỗi khi người phân tích quá tập trung vào việc xem xét các chỉ số và số liệu trong báo cáo tài chính, mà không xem xét ngữ cảnh tổng thể của tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu sót trong việc hiểu rõ về các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hiệu suất tài chính của công ty.

- Ví dụ: Một công ty ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong báo cáo tài chính. Nếu chỉ dừng lại ở con số này, có thể tạo ra ấn tượng tích cực về hiệu suất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, nếu không xem xét các yếu tố khác như sự tăng cường quản lý hoặc các thay đổi trong thị trường, người phân tích có thể bỏ qua sự thực tế rằng lợi nhuận chỉ tăng do các yếu tố ngắn hạn và không phải do sự cải thiện bền vững trong mô hình kinh doanh.

- Do đó, việc phân tích báo cáo tài chính cần được tiến hành trong ngữ cảnh rộng hơn, bao gồm cả các yếu tố phi số liệu như sự thay đổi trong mô hình kinh doanh, quản lý, sự cạnh tranh trong ngành, và các sự kiện toàn cầu có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

4. Không xem xét triển vọng tương lai của Doanh nghiệp

- Khi người phân tích tập trung quá mức vào dữ liệu lịch sử, và bỏ qua việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến triển vọng tương lai của công ty thì có thể dẫn đến việc bỏ qua các thông tin quan trọng về kế hoạch mở rộng hoặc các thay đổi trong chiến lược kinh doanh.

- Ví dụ: Trong mùa đại dịch COVID-19, các chuyến bay bị hoãn lại và doanh thu của các hãng hàng không giảm sút. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể nhìn xa hơn và hiểu rằng sau khi dịch bệnh được kiểm soát, có thể sẽ có sự hồi phục về doanh thu. Do đó, giá cổ phiếu của hãng hàng không vẫn có thể tăng cao dựa trên kỳ vọng vào triển vọng tương lai của công ty.

- Để đánh giá triển vọng tương lai của một công ty, nhà đầu tư cần xem xét các yếu tố của một “nguồn doanh thu tốt” như doanh thu tăng trưởng liên tục qua nhiều kỳ, lợi nhuận hấp dẫn cho các nhà đầu tư hay ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) cao hơn 20%, và doanh thu có thể dự đoán trước được.

5. Bỏ qua đánh giá rủi ro

- Cuối cùng là việc bỏ qua đánh giá rủi ro của danh mục đầu tư. Việc này xảy ra khi người phân tích không đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố nguy cơ và tiềm ẩn ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến những quyết định đầu tư không chính xác và tiềm ẩn rủi ro lớn.

- Ví dụ, một công ty có tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu lớn hơn 1.5 thể hiện mức độ nợ cao. Điều này đồng nghĩa với việc công ty phải đối diện với áp lực trả lãi và trả nợ gốc rất cao, có nguy cơ mất khả năng chi trả và dẫn đến nguy cơ phá sản. Trong trường hợp này, việc không đánh giá kỹ lưỡng rủi ro có thể dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm.

- Tuy nhiên, mức độ chấp nhận được của tỷ lệ nợ vay cũng phụ thuộc vào ngành nghề và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, trong lĩnh vực thương mại, tỷ lệ quay vòng vốn nhanh và vòng quay hàng tồn kho lớn có thể chấp nhận được, trong khi đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có giá trị cao và thời gian sản xuất lâu, tỷ lệ nợ nên được giữ ở mức thấp hơn để đảm bảo an toàn tài chính

6. Kết luận

Phân tích báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, để tránh các sai lầm thường gặp, cần phải có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính, xem xét bối cảnh toàn cầu và xem xét triển vọng tương lai của doanh nghiệp, cũng như đánh giá các yếu tố rủi ro. Chỉ khi đó, thông tin sau khi phân tích báo cáo tài chính mới đáng tin cậy và hữu ích.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Nguyễn Việt Anh Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

1,248.63

+7.05 (+0.57%)

Biểu đồ mã VN-INDEX

1,284.85

+10.23 (+0.80%)

Biểu đồ mã VN30-INDEX
12 Yêu thích
10 Bình luận 3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại