3 nhóm cổ phiếu và ba cơ hội đầu tư nhìn từ tài sản "ngầm" của doanh nghiệp
Nếu muốn kêu gọi đầu tư thì quan trọng nhất là nâng hạng thị trường
Nâng hạng thị trường sẽ hút 10 tỷ USD nguồn vốn mới vào thị trường Việt Nam
Tại Hội nghị về thị trường vốn diễn ra vào cuối tháng 4/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ đặt ra quyết tâm cao thực hiện giải pháp lành mạnh hóa thị trường vốn, ai vi phạm phải bị xử lý nhưng không hình sự hóa các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế, điều quan trọng nhất là bảo vệ các nhà đầu tư chân chính chiếm đại đa số trên thị trường; khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Trong khi đó vào đầu tháng 6/2022, chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, ông Don Lam, Đồng Sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital cho rằng nếu TTCK Việt Nam nâng hạng, có thể hút 10 tỷ USD nguồn vốn mới hoàn toàn vào thị trường Việt Nam.
"Tôi vừa đi nước ngoài, tôi thấy nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến TTCK Việt Nam, từ Mỹ, EU, Hàn Quốc… lý do lớn nhất là TTCK Việt Nam năm 2022 có PE khoảng 13 lần, năm 2023 PE là 10 lần thôi, nói về định giá PE là hấp dẫn so với các thị trường Đông Nam Á
Theo ông Don Lam, nếu muốn kêu gọi đầu tư vào TTCK thì quan trọng nhất là nâng hạng thị trường mới nổi. Ông Don Lam chỉ ra 5 điều kiện quan trọng để nâng hạng thị trường, quan trọng nhất là thanh khoản.
"Năm 2019 thanh khoản trên TTCK Việt Nam chỉ đạt mấy trăm triệu USD/ngày, tới 2021 là cả tỷ USD/ngày - điều này rất quan trọng. Nếu thanh khoản lên 2-3 tỷ USD/ngày nữa thì nhà đầu tư lớn sẽ vào. Theo đó, cần cải thiện thanh khoản hơn, trong đó cần nhiều sản phẩm hơn, thêm nhiều doanh nghiệp niêm yết trên sàn hơn (như đẩy mạnh cổ phần hoá, IPO...).
Tiếp theo là khả năng thanh toán dễ dàng, quản trị và quản lý; thông tin minh bạch (hiện nhiều doanh nghiệp chưa có minh bạch nên chưa tạo được niềm tin với nhà đầu tư nước ngoài).
Giới hạn sở hữu nước ngoài đang kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, thu hẹp số lượng cổ phiếu mà người nước ngoài có thể đầu tư vào, khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài phải trả các khoản phí đắt đỏ nếu muốn đầu tư thêm.
Ví dụ trong lĩnh vực ngân hàng, thường đại diện cho ngành lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường (thanh khoản cao sẽ giúp vốn hoá tăng lên rất nhiều), bị giới hạn room cho nhà đầu tư nước ngoài ở mức 30%. Khi tính thanh khoản thấp, các ngân hàng sẽ bị định giá thấp hơn so với tiềm năng và lợi nhuận của mình.
"Những nhóm doanh nghiệp có tài sản ngầm thường được ví như mỏ vàng nằm sâu trong lòng đất, tuy khó xác định được "vị trí" nhưng có thể mang đến lợi nhuận cao, bù lại rủi ro chi phí cơ hội cũng là thứ cần phải được cân nhắc", chuyên gia WiGroup nhận định.
Việc theo dõi danh mục hàng tồn kho của doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư phát hiện những "dấu vết" liên quan đến sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó nhận diện được những cơ hội đầu tư hấp dẫn trong chính những thay đổi ấy, khi ta thực hiện việc đánh giá lại giá trị hàng tồn kho có thể thực hiện.
Chuyên gia WiGroup đưa ra dẫn chứng cụ thể về chuyện tăng trưởng của TMT. Trong quý 2/2021, doanh nghiệp nhận thấy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm và phụ tùng xe ô tô tải có dấu hiệu phục hồi sau dịch, doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc tích lũy tồn kho nguyên vật liệu với quy mô "khủng" chưa từng có (trị giá 462 tỷ đồng), để phục vụ cho sản xuất thành phẩm. Và chiến lược này đã phát huy hiệu quả trong những quý sau đó, góp phần giúp TMT có mức tăng trưởng lợi nhuận đột phá trong năm 2021 (gấp 20 lần so với cùng kỳ).
Quan sát về doanh thu của DHC tăng dốc đứng sau khi doanh nghiệp đưa nhà máy vào vận hành. Giá trị doanh thu năm 2020 đạt 4.100 tỷ tăng gấp đôi so với cùng kỳ và đà tăng trưởng vẫn tiếp tục duy trì ở những quý sau đó.
Cũng đưa ra dẫn chứng cụ thể, chuyên gia phân tích cho rằng TDM là một doanh nghiệp điển hình của việc sở hữu tài sản ngầm liên quan đến khoản mục đầu tư tài chính. Công ty này hiện đang sở hữu 37,42% cổ phần của BWE. Với giá trị vốn hóa của BWE hiện tại vào khoảng 9.600 tỷ đồng thì tổng giá trị số cổ phần của BWE mà TDM đang nắm giữ được định giá rơi vào khoảng 3.600 tỷ đồng (gấp 2,7 lần so với giá trị khoản tài sản đầu tư tài chính được ghi nhận), xấp xỉ giá trị vốn hóa của TDM. "Những nhóm doanh nghiệp có tài sản ngầm thường được ví như mỏ vàng nằm sâu trong lòng đất, tuy khó xác định được "vị trí" nhưng có thể mang đến lợi nhuận cao, bù lại rủi ro chi phí cơ hội cũng là thứ cần phải được cân nhắc", chuyên gia WiGroup nhận định.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận