menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phạm Dũng Pro

13 dự án điện khí LNG có nguy cơ chậm tiến độ, khó về đích đúng hẹn

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng việc thực hiện một dự án điện khí LNG mất hơn 8 năm. Nếu duy trì tiến độ như vậy thì khó có thể hoàn thành kế hoạch xây dựng 13 nhà máy điện khí LNG đến năm 2030.

Mất hơn 8 năm để thực hiện một dự án điện khí LNG

• Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết Quy hoạch Điện VIII quy định đến năm 2030, Việt Nam sẽ phát triển 23.900 MW điện khí, chiếm khoảng 16% cơ cấu nguồn điện, tập trung ở miền Bắc để đảm bảo nguồn điện chạy nền cho khu vực này.

• Theo đó, đến năm 2030 Việt Nam sẽ xây mới 13 nhà máy điện khí LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) với tổng công suất 22.400 MW. Trong đó, 5 dự án đang triển khai, 4 dự án đã tìm được nhà đầu tư, còn lại 4 dự án đang được các địa phương lựa chọn nhà đầu tư.

• Tại “Diễn đàn Phát triển thị trường khí Việt Nam”, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính cho biết dự án điện khí Nhơn Trạch 3 và 4, dự án điện LNG đầu tiên ở Việt Nam, có công suất 1.500 MW, tổng vốn đầu tư 1,4 tỷ USD và dự kiến vận hành thương mại trong giai đoạn 2024-2025.

• PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng dựa trên tình hình thực tế, việc thực hiện một dự án điện khí LNG mất hơn 8 năm. Nếu duy trì tiến độ như vậy, khó có thể hoàn thành kế hoạch xây dựng 13 nhà máy điện khí LNG đến năm 2030.

• Còn theo PGS. TS Ngô Trí Long, một số chuỗi dự án khí – điện LNG đã được quy hoạch, thậm chí cho phép chủ trương đầu tư vẫn chưa được triển khai hoặc kéo dài tiến độ chuẩn bị đầu tư.

• “Nếu việc chậm tiến độ các nguồn điện, đặc biệt chậm phát triển nguồn điện nền như LNG có thể làm ảnh hưởng đến an ninh năng lượng”, chuyên gia Ngô Trí Long cho biết.

13 dự án điện khí LNG có nguy cơ chậm tiến độ, khó về đích đúng hẹn

• Đây cũng là lo ngại của ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng.

• Theo ông Nguyễn Đức Kiên, nhiều địa phương như Bạc Liêu, Long An từ chối sản xuất điện than và xin chuyển sang làm điện khí. Song dự án chưa được triển khai hoặc chậm tiến độ nhiều năm vẫn chưa thấy đường ra.

• “Học cái mới rất hay nhưng thực hiện rất gay vì những yếu tố như kỹ thuật, kinh tế, địa chính trị… chúng ta đều chưa đáp ứng được”, ông Kiên cho biết.

• Ngoài ra, ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng Việt Nam cũng chưa giải quyết được bài toán phát điện tập trung hay phát điện phân tán. Nhìn vào nguồn cung trước mắt, mùa hè năm 2024 có thể thiếu điện.

Cần có cơ chế riêng cho điện khí LNG

• Tại diễn đàn, ông Bùi Quốc Hùng, Phó Cục trưởng, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết điện khí đóng vai trò là nguồn chạy nền trong Quy hoạch Điện VIII, tuy nhiên việc triển khai các dự án gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố.

• Theo đó, Việt Nam không chủ động được nguồn cấp khí hóa lỏng, phải nhập khẩu phần lớn nhiên liệu này. Trong khi giá LNG đã có nhiều biến động lớn sau đại dịch Covid -19 và xung đột giữa Nga – Ukraine.

• Điều này ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của các thị trường nhạy cảm về giá như Việt Nam, nếu Chính phủ không có các hỗ trợ hợp lý trong các điều kiện đặc thù.

• “Giá nhập khẩu LNG cao là trở ngại trong tương lai khi ký các hợp đồng PPA giữa chủ đầu tư và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). EVN phải mua điện giá cao và bán điện giá rẻ.

• Mặt khác, giá phát điện LNG cao hơn so với các nguồn điện khác nên gặp khó khăn trong tham gia thị trường điện và đảm bảo hiệu quả đầu tư”, ông Hùng cho biết.

13 dự án điện khí LNG có nguy cơ chậm tiến độ, khó về đích đúng hẹn

• Những yếu tố khác ảnh hưởng đến phát triển điện khí LNG được ông Bùi Quốc Hùng đưa ra là Việt Nam cũng chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến thiết kế, xây dựng và vận hành các cơ sở hạ tầng phục vụ nhập khẩu LNG; khuôn khổ pháp lý cho các dự án LNG vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh.

• Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho rằng cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có các cơ chế đặc thù riêng cho phát triển điện khí LNG tại Việt Nam nhằm khắc phục những hạn chế khó khăn để đáp ứng tiến độ đặt ra cho các dự án.

• Về phía doanh nghiệp, ông Huỳnh Quang Hải, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas), đơn vị vận hành kho cảng LNG Thị Vải đề xuất Chính phủ xây dựng các cơ chế chính sách liên quan đến cấp khí LNG tái hóa cho các nhà máy điện.

• Ví dụ như cơ chế chuyển ngang giá khí LNG tái hóa và bao tiêu khối lượng khí từ hợp đồng mua bán khí sang hợp đồng mua bán điện; phê duyệt cước phí qua kho, cước phí đường ống.

• Để tối ưu đầu tư hạ tầng kho chứa và giảm giá thành phát điện khí LNG, ông Huỳnh Quang Hải đề xuất các cơ quan quản lý cần xem xét xây dựng các kho LNG theo mô hình kho cảng LNG trung tâm cung cấp cho các trung tâm nhiệt điện vệ tinh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phạm Dũng Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

73.90

+0.40 (+0.54%)

Biểu đồ mã GAS
2 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại