Lĩnh vực: Chứng khoán
Giải thích thuật ngữ
mức độ biến động
Mức độ biến động là đơn vị thống kê đo mức độ phân tán của lợi nhuận của một cổ phiếu hoặc của chỉ số thị trường. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ số biến động cao đồng nghĩa với rủi ro cao. Mức độ biến động thường được đo bằng "độ lệch chuẩn" hoặc "phương sai" của lợi nhuận của cổ phiếu / chỉ số.
Trong thị trường chứng khoán, biến động thường chỉ những đợt giảm / tăng giá mạnh. Ngưỡng thông thường để định nghĩa biến động trong thị trường chứng khoán thường là 1%. Mức độ biến động là một trong những yếu tố chính để định giá tài sản.
Độ biến động thể hiện mức độ thay đổi xung quanh ngưỡng trung bình của tài sản, đơn vị thống kê đo sự phân tán của lợi nhuận.
Có nhiều cách để đo độ biến động như hệ số beta, mô hình định giá quyền chọn, và độ lệch chuẩn.
Các tài sản có độ biến động lớn thường được coi là có rủi ro cao hơn vì giá của các tài sản này khó dự đoán hơn.
Độ biến động là một yếu tố chính để định giá quyền chọn.