Lĩnh vực: Chứng khoán
Giải thích thuật ngữ
Cổ phiếu phổ thông
Cổ phiếu thường hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông là loại chứng khoán đại diện cho phần sở hữu của cổ đông trong một công ty hay tập đoàn, cho phép cổ đông có quyền bỏ phiếu và được chia lợi nhận từ kết quả hoạt động kinh doanh thông qua cổ tức và/hoặc phần giá trị tài sản tăng thêm của công ty theo giá thị trường.
Cổ phiếu phổ thông (Tiếng Anh: Common Stock) là nhóm cổ phiếu thường gặp nhất. Tuy phổ biến là thế nhưng không phải ai cũng nắm vững khái niệm nói riêng và kiến thức nói chung về chúng, đặc biệt là các nhà đầu tư mới.
- Khái niệm
- Đặc điểm
- Quyền lợi/nghĩa vụ của cổ đông
- Rủi ro/cơ hội
- Bí quyết đầu tư hiệu quả
Cổ phiếu phổ thông là gì?
- Là loại cổ phiếu thông dụng nhất được lưu hành trên thị trường chứng khoán.
- Bắt buộc phải phát hành và đại diện cho quyền sở hữu doanh nghiệp.
- Mức giá cơ sở để tính cổ tức mà cổ đông phổ thông nhận được sẽ là 10.000/cp
- Nhà đầu tư có thể sở hữu cổ phiếu phổ thông trên thị trường sơ cấp (phát hành lần đầu) hoặc thị trường thứ cấp (mua lại bán đi trên thị trường chứng khoán)
- Cổ đông có quyền bầu Hội đồng Quản trị cũng như biểu quyết các chính sách khác của công ty
- Hình thức sở hữu vốn cổ phần thường mang lại tỷ suất sinh lời cao hơn trong dài hạn
- Trong trường hợp thanh lý, cổ đông phổ thông chỉ có quyền đối với tài sản của công ty sau các trái chủ, cổ đông ưu đãi cùng những người giữ trái phiếu khác.
- Được báo cáo trong phần vốn chủ sở hữu của cổ đông trên bảng cân đối kế toán của mỗi công ty.
- Có nhiều loại cổ phiếu phổ thông khác nhau được giao dịch trên thị trường như cổ phiếu giá trị, cổ phiếu tăng trưởng.
Quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông gồm những gì?
- Quyền được quản lý và kiểm soát công ty: Thể hiện qua việc được tham gia bỏ phiếu, ứng cử vào Hội đồng Quản trị và tham gia quyết định những vấn đề quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.
- Quyền được nhận cổ tức từ công ty: Cổ đông phổ thông sẽ được nhận phần lợi nhuận của doanh nghiệp hàng năm dưới hình thức cổ tức. Nếu doanh nghiệp phá sản hay giải thể, cổ đông được quyền nhận một phần giá trị còn lại của doanh nghiệp (sau khi đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ, chi phí với các bên liên quan và nghĩa vụ với chủ sở hữu cổ phiếu ưu đãi)
- Quyền chuyển nhượng cổ phần sở hữu: Được quyền chuyển nhượng quyền đối với cổ phần cho người khác bằng hình thức giao dịch trên thị trường chứng khoán.
- Thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn số cổ phần đã cam kết sở hữu
- Không rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức (trừ khi được công ty hoặc người khác mua lại)
- Nếu cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần trái quy định thì người đó cùng người có lợi ích liên quan phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ/nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút cùng các thiệt hại phát sinh.
- Tuân theo điều lệ, quy chế của công ty cũng như nghị quyết của Đại hội cổ đông.
Ưu và nhược điểm của cổ phiếu phổ thông như thế nào?
Phân biệt cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi
Đặc điểm |
Cổ phiếu phổ thông |
Cổ phiếu ưu đãi |
Tính chất phát hành |
Bắt buộc phát hành |
Không bắt buộc phát hành |
Cổ tức |
Phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, thường không ổn định |
Không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, thường đã được xác định trước tại một mức. |
Quyền bỏ phiếu |
Có quyền bỏ phiếu |
Không có quyền bỏ phiếu (ngoại trừ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết) |
Khả năng chuyển đổi |
Không được chuyển đổi thành cổ phiếu ưu đãi |
Có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông |
Khả năng chuyển nhượng |
Tự do chuyển nhượng |
Không được tự do chuyển nhượng |
Cổ phiếu phổ thông dành cho ai?
- Nhận được cổ tức ổn định.
- Đầu tư mua bán để hưởng chênh lệch.
- Bộ lọc cổ phiếu: có thể hể tìm hiểu, phân tích, lựa chọn 1 hoặc kết hợp những “bộ lọc” từ các chuyên gia đầu tư như Warren Buffett, Benjamin Graham, Philip Fisher, Peter Lynch, Piotroski… để dần học cách tích luỹ được “bộ lọc” phù hợp cho bản thân.
- Học cách phân tích và định giá: Học cách đánh giá tiềm năng của cổ phiếu phương pháp P/E, P/B, P/S, kết hợp cùng việc thấu hiểu những yếu tố có thể tác động đến cổ phiếu như tình hình kinh tế - chính trị, quy luật thị trường, báo cáo tài chính của từng công ty cụ thể hay thậm chí là tâm lý của phần lớn nhà đầu tư.
- Lựa chọn chiến lược: Học cách xác định chất lượng doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, phân biệt giá - giá trị, phân biệt giá trị nội tại - giá trị sổ sách - giá trị thị trường, tìm hiểu khả năng sinh lời, các khoản nợ, biên lợi nhuận, vấn đề quản trị… để dần phát triển nên chiến lược đầu tư phù hợp.