VỤ VẠN THỊNH PHÁT - SCB: RỦI RO, KHỦNG HOẢNG VÀ CƠ HỘI
🔥 Ngày 09/10, thị trường tài chính VN rung động sau vụ bắt Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP) –Trương Mỹ Lan, tập đoàn gia đình kín tiếng và giàu sang bậc nhất VN. VTP chính là ông chủ đứng sau Ngân hàng SCB (SCB) và CTCK Tân Việt (TVSI), 2 đơn vị tư vấn, phân phối rất nhiều trái phiếu của nhóm VTP.
🔥 Sau sự kiện bắt hàng loạt ông chủ BĐS gần đây (vụ Trịnh Văn Quyết và Tân Hoàng Minh), việc xử lý hệ thống tài chính (Bank-CTCK) mà đứng sau là các ông trùm BĐS làm lũng đoạn thị trường, phát hành TPDN rủi ro tràn lan là việc không hề dễ dàng cho NHNN và UBCK, thậm chí có thể gây ra sụp đổ dây chuyền hệ thống ngân hàng, tài chính.
Tuy nhiên, quan điểm của Positive Flow vẫn là ủng hộ hành động của Chính phủ, làm trong sạch thị trường Tài chính-BĐS để ổn định nền kinh tế, đưa dòng tiền quay trở lại sản xuất, kinh doanh.
---------------------------------------
💥LIỆU SCB SỤP ĐỔ, MẤT THANH KHOẢN ??
- Nhiều người ít để ý SCB do bank này chưa niêm yết, tuy nhiên nếu đọc BCTC sẽ thấy đây là 1 bank KHÔNG HỀ NHỎ. Tổng tài sản SCB 6T22 đạt ~761k tỷ, đứng Top 5 chỉ sau Big 4. Tổng Huy động KH tại SCB đạt 600K tỷ, cũng chỉ sau Big 4, khoảng 5% toàn hệ thống. Tổng Cho vay ~400k, chiếm khoảng 3% hệ thống. (Hình 1)
- Liệu có xảy ra mất thanh khoản tại SCB không? Theo Positive Flow, việc mất thanh khoản do người dân rút tiền (bank run) là khó xảy ra do:
📌(1) Tổng tiền gửi của SCB là ~594k tỷ tại Q2/2022, trong đó phần lớn là tiền gửi tiết kiệm cá nhân 549k tỷ, do SCB là một trong những bank có lãi tiền gửi cao nhất hệ thống. Việc rút lãi trước hạn sẽ bị mất đi phần lãi dự thu, chỉ nhận lãi suất KKH (0,1-0,3%/năm) phần nào hạn chế mong muốn rút tiền của người dân. Dự kiến nếu phần rút trước hạn ~10% tiền gửi (~60k tỷ) hoàn toàn nằm trong khả năng xử lý của SCB và hỗ trợ của NHNN.
📌(2) Tài sản SCB tại Q2.2022 có tới ~50k tỷ TP chính phủ và 50k tỷ trái phiếu VAMC, đây là lượng TPCP khá lớn so với các bank khác. Mặc dù các bank khác đang tạm dừng line với SCB, nhưng chắc chắn NHNN sẽ hỗ trợ tái cấp vốn tạm thời cho SCB để đảm bảo thanh khoản. (Hình 2)
📌(3) Nợ xấu tại SCB 6T/2022 chiếm khoảng ~1%, dự phòng RR bằng ~143% nợ xấu, tương đối lành mạnh. Tuy nhiên cần xét lại về chất lượng thật sự bên trong khi SCB có sự cải thiện “siêu tốc” về chất lượng TS trong năm 2021, không loại trừ mục đích để IPO cổ phiếu trong năm 2022/2023, hiện tại cổ phiếu SCB đã được phân phối trên thị trường phi tập trung (OTC).
📌(4) Nhìn lại trường hợp gần đây nhất là ACB năm 2014, NHNN đã nhanh chóng hỗ trợ đảm bảo thanh khoản, và chỉ 3 ngày sau, mọi thứ đã trở lại bình thường và cho đến hiện tại ACB cũng đã cơ cấu thành công và trở thành 1 ngân hàng lành mạnh. Chính phủ đã từng xử lý triệt để người đứng đầu của ACB, Oceanbank, NH Xây dựng, BIDV ... nhưng cũng ra tay hỗ trợ cho NH và chưa từng để xảy ra mất thanh khoản, người dân không thể rút tiền.
---------------------------------------
⁉️ SỤP ĐỔ DÂY CHUYỀN VÀ CƠ HỘI ?
- Trong trường hợp của VTP và SCB, có lẽ những người lo lắng nhất không phải là người dân gửi tiền tại SCB mà có lẽ là NĐT TRÁI PHIẾU do các công ty con của VTP phát hành và TVSI phân phối. Tiền gửi tiết kiệm đã được NHNN hỗ trợ và có bảo hiểm tiền gửi (125 triệu), tuy nhiên với loại hình đầu tư Trái phiếu Doanh nghiệp, có lẽ khó có phương án bảo vệ toàn diện cho NĐT mà không bị tổn thất.
🔥 Lượng trái phiếu do nhóm VTP phát hành có thể lên tới ~30k tỷ đồng (thậm chí cao hơn) (Hình 3), cao gấp nhiều lần nhóm Tân Hoàng Minh (~10k tỷ) và hiện tại vẫn chưa xử lý xong. Theo nhiều nguồn tin, hiện các TPDN do TVSI phân phối đang tạm dừng việc tất toán trước hạn và phải cân đối nguồn tiền để hoàn trả NĐT.
- Áp lực sẽ là rất lớn cho NHNN, UBCK và cơ quan Cảnh sát để đảm bảo quyền lợi cho Nhà đầu tư. Bởi VTP không chỉ là ông trùm Trái phiếu, mà còn là ông trùm trong ngành Bất động sản. Tiếp sau cổ phiếu, Bất động sản có thể sẽ rơi vào tình trạng mất giá, mất thanh khoản đã được dự báo từ trước. Sự sụp đổ của VTP có thể là quân domino tiếp theo kéo nền Kinh tế tới khủng hoảng khi toàn bộ thị trường Cổ phiếu, Trái phiếu, BĐS đều đổ vỡ ? (như Đại khủng hoảng Great Depression 1929).
Có thể tiếp đây trong năm 2023 sẽ là năm cực kỳ khó khăn với toàn thị trường Việt Nam và cả trên toàn cầu. Winter, big winter is coming !!
👉 Tuy nhiên nếu nhìn nhận lạc quan, cơ hội lớn rồi sẽ lại đến, quan trọng là phải tích trữ lương thảo và sức khỏe cho trận chiến 10 năm 1 lần.
(1) Cơ hội làm trong sạch thị trường 1 lần và mãi mãi. 2 thập kỷ đã qua, nhiều ông trùm BĐS đã lũng đoạn thị trường, làm méo mó hệ thống Ngân hàng và Chứng khoán, nhiều người dân mất tiền mà không biết kêu ai.
(2) Cơ hội để hoàn thiện thể chế pháp luật kinh doanh, ngăn chặn các hình thức đầu tư biến tướng, mở đường cho nâng hạng thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài.
(3) Cơ hội cho các công ty lớn với hoạt động kinh doanh ổn định, cấu trúc tài chính lành mạnh và sản phẩm cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần. Nhiều cơ hội đầu lớn trên thị trường đang mở ra với định giá hấp dẫn. Với sức khỏe tài chính của nhiều cty đã tốt hơn rất nhiều so với thời 2012, VNindex có thể sẽ rất phân hóa trong năm 2023,24 và quay trở lại uptrend sau đó.
Còn với thị trường trong ngắn hạn, khi tin xấu nhất đã ra (có lẽ chưa có tin xấu hơn trong ngắn hạn) và thị trường đã giảm giá mạnh trước đó.
Chia sẻ thông tin hữu ích