Tuần lễ hứa hẹn đầy biến động của tài chính toàn cầu.
Các sự kiện chính định hình kinh tế thế giới:
1/ Hội nghị Jackson Hole và Chính sách tiền tệ của Fed. (22/08)
+ Cho ai chưa biết thì Hội nghị kinh tế Jackson Hole của Cục Dự trữ Liên bang là hội nghị quốc tế thường niên kéo dài ba ngày do Ngân hàng Dự trữ Liên bang Kansas City tổ chức tại Jackson Hole ở Hoa Kỳ. Tham gia hội nghị này là những đại bàng đích thực của giới tài chính toàn cầu, bao gồm các vị đứng đầu các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, bộ trưởng tài chính các quốc gia hàng đầu, các chuyên gia và học giả nổi tiếng trong giới tài chính... Họ thảo luận về các sự kiện thế giới, xu hướng tài chính và các cuộc thảo luận tại Jackson Hole được theo dõi để biết tin tức kinh tế và đặc biệt là hướng đi có thể xảy ra của lãi suất toàn cầu.
+ Khác với năm ngoái khi lạm phát là chủ đề chính, năm nay trọng tâm sẽ là thị trường lao động.
+ Chủ tịch Fed, Jerome Powell, sẽ có cơ hội điều chỉnh thông điệp của mình trước cuộc họp chính sách vào tháng 9/2024. Nhiều chuyên gia dự đoán Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng tới, mặc dù mức độ cắt giảm vẫn chưa được xác định rõ ràng. Dữ liệu kinh tế gần đây, đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đã khiến nhiều nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lên đến 50 điểm cơ bản.
2/ Bức tranh tăng trưởng toàn cầu.
Thị trường tài chính đang đối mặt với nhiều thách thức khi cố gắng đánh giá triển vọng kinh tế toàn cầu. Mặc dù hoạt động kinh doanh chậm lại, lạm phát vẫn duy trì ở mức cao hơn mục tiêu của nhiều ngân hàng trung ương. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) dự kiến được công bố vào ngày 22/08 sẽ cung cấp thêm thông tin về tình hình kinh tế.
3/ Cuộc đua Tổng thống Mỹ.
Trong khi đó, tại Mỹ, cuộc đua Tổng thống đang ngày càng nóng lên với Đại hội đảng Dân chủ tại Chicago. Phó Tổng thống Kamala Harris, người tham gia cuộc đua sau khi Tổng thống Joe Biden rút lui, đang nhận được nhiều sự chú ý.
=> Bà đã vượt qua ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump trong một số cuộc thăm dò ý kiến.
Đại hội kéo dài 4 ngày sẽ là cơ hội để đảng Dân chủ tạo động lực mới cho chiến dịch tranh cử của bà Harris. Nhà đầu tư đang chờ đợi để hiểu rõ hơn về lập trường chính sách của bà, đặc biệt là quan điểm về sự độc lập của Fed - một vấn đề bà cam kết sẽ tôn trọng, trái ngược với quan điểm của cựu Tổng thống Trump.
4/ Thị trường năng lượng.
Thị trường năng lượng thế giới đang chứng kiến những diễn biến phức tạp khi các yếu tố rủi ro cùng hội tụ:
+ Căng thẳng ở Trung Đông đã đẩy giá dầu quốc tế lên trên 80 USD/thùng, trong khi lo ngại về suy giảm nhu cầu từ Trung Quốc đang phần nào kiềm chế đà tăng.
+ Thị trường khí đốt châu Âu cũng đang bị ảnh hưởng mạnh do nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Nga qua Ukraine.
+ Các cuộc giao tranh gần thị trấn Sudzha của Nga, nơi dòng khí đốt Nga chảy vào Ukraine, đang làm dấy lên lo ngại về khả năng ngừng cung cấp đột ngột trước khi thỏa thuận năm năm với Gazprom kết thúc. Tình hình này có thể gây ra những tác động lớn đến thị trường năng lượng châu Âu và toàn cầu.
5/ Thị trường chứng khoán.
+ Tuần trước là một tuần hồi phục đầy phấn khởi của TTCK toàn cầu sau một nhịp điều chỉnh ngắn hạn tương đối sâu. Xác suất cao nhịp điều chỉnh đã kết thúc.
+ Tuần này với các quyết định và phát biểu quan trọng tác động ngay tới TTCK. Do vậy, thị trường cũng sẽ hứng trọn những biến động ngắn hạn khó lường => Các trader không nên chủ quan mà full margin, những nhà đầu tư thì cứ bình tĩnh sẽ có những cú rung lắc mạnh cho ACE lên tàu chứ không cần mua đuổi bất cứ cổ phiếu nào.
Chia sẻ thông tin hữu ích