24HMoney

Bài của K Nguyên Lê

menu
Ảnh đại diện Pro
TRIỂN VỌNG NGÀNH DƯỢC 2024
Theo IQVIA, tổng chi tiêu dành cho dược phẩm toàn cầu được dự báo tăng trưởng kép từ 3 – 6% trong giai đoạn từ 2023 – 2027, ước tính sẽ đạt 1,9 nghìn tỷ USD vào năm 2027. Sau giai đoạn biến động mạnh do đại dịch gây ra từ năm 2020 – 2022, tốc độ tăng trưởng nhìn chung sẽ chững lại và quay trở lại quỹ đạo ổn định kể từ năm 2024.
Về tầm nhìn dài hạn, VN được đánh giá là thị trường " Dược phẩm mới nổi". Với dư địa phát triển lớn, ngành dược đang đón nhận những cơ hội quan trọng để thay đổi toàn diện và bứt phá, trở thành trọng điểm kinh tế. Các yếu tố chính giúp ngành dược Việt Nam duy trì tăng trưởng kép 8% trong dài hạn gồm:
1. Quy mô dân số lớn, tốc độ già hóa nhanh, mức sống và trình độ dân trí ngày càng cải thiện.
+ Quy mô dân số lớn- trên 100 triệu dân đang trong quá trình già hóa nhanh, nhu cầu được chăm sóc và điều trị bằng thuốc, dược phẩm ngày càng cao và chi tiêu cho dược phẩm đang trên đà tăng trưởng mạnh.Theo Tổng cục thống kê, số người trên 60 tuổi khoảng 13 triệu người tương đương với 13,17% tổng dân số Việt Nam vào năm 2022. Con số này được dự báo sẽ tăng lên 29,22 triệu người, chiếm 25,35% tổng dân số Việt Nam vào năm 2050.
+ Người dân đang chi tiêu nhiều hơn dành cho dược phẩm nhờ thu nhập bình quân tăng lên. Fitch Solutions dự báo chi tiêu bình quân đầu người dành cho dược phẩm có xu hướng tăng lên từ mức 1,46 triệu đồng của năm 2021 lên 2,12 triệu đồng vào năm 2026F, tương đương với mức tăng trưởng kép +7,8% trong vòng 5 năm tới, chiếm tỷ trọng trung bình 5% thu nhập bình quân đầu người mỗi năm.
2. Cơ hội các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) mà Việt Nam đã ký kết:
+ Đây sẽ là động lực tăng trưởng cho ngành dược trong thời gian tới, khi tạo đk cho DN dược phẩm mở rộng thị trường sản xuất, phát triển mạng lưới phân phối, tiếp cận thêm vốn, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao hướng tới các dòng sp đạt tiêu chuẩn cao hơn chẳng hạn như EU-GMP.
+ DN dược có thể tận dụng ưu đãi về thuế quan theo các hiệp định như hiệp định thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA),... để có thể dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường quốc tế
3. Những thuận lợi từ chủ trương, chính sách của Nhà nước: Chính phủ đã nỗ lực triển khai nhiều chính sách, cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút nguồn lực phát triển ngành dược. Có thể kể đến quyết định số 1165/QĐ-TT về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 được coi là kim chỉ nam cho sự phát triển của ngành dược cũng như là DN ngành dược.
- Đồng thời, Trong môi trường chính sách thuận lợi, VDSC cho rằng kênh ETC (bệnh viện) sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của ngành dược trong năm 2024.
Bước tăng trưởng mạnh mẽ nhờ được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ của Chính phủ thông qua Luật khám, chữa bệnh sửa đổi số 15/2023/QH15, nghị quyết số 80/2023/QH15 về việc gia hạn số đăng ký thuốc, Thông tư số 06/2023/TTBYT về việc tháo gỡ khó khăn trong việc đấu thầu thuốc tại cơ sở công lập.
Dựa vào chính sách ưu tiên sử dụng thuốc generic thay vì biệt dược gốc nhằm giảm giá thành, giảm gánh nặng kinh tế cho quỹ BHYT, giá trị trúng thầu tại các nhóm từ 2 – 4 đạt 6 nghìn tỷ đồng tăng 93% với tỷ trọng thuốc nội địa lên tới 88%. Đây được xem như chỉ báo sớm về xu hướng tăng trưởng của các công ty dược nội địa.
Mặt khác, kênh OTC dự kiến sẽ tăng trưởng ổn định tương đương với mức tăng trưởng chung của ngành khoảng 7-8% nhờ hệ thống phân phối rộng lớn của các chuỗi cửa hàng thuốc bán lẻ và hơn 62.000 nhà thuốc truyền thống thói quen mua thuốc tại các cửa hàng bán lẻ thay vì đến bệnh viện của phần đông người dân.
Đa phần nhóm cổ phiếu ngành dược đều có vốn hóa vừa và nhỏ, nên sự luân chuyển liên tục và phân hoá của dòng tiền đã góp phần làm nhóm ngành này dậy sóng trong phiên giao dịch hôm nay.
Nhà đầu tư lưu ý
2 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ