menu
24hmoney

Bài của Đăng Phúc

Pro
Sự sụp đổ của thị trường và bài học về Quản trị cảm xúc trong giao dịch
Sự sụp đổ của thị trường và bài học về Quản trị cảm xúc trong giao dịch. Kết phiên VNINDEX đóng cửa  ...
Kết phiên VNINDEX đóng cửa giảm 27,95 điểm tương đương -2,58%, thanh khoản đạt mức cao 12,7 nghìn tỷ. Độ rộng thị trường nghiêng về phe giảm khi số mã giảm(364) áp đảo số mã tăng (60).
Một phiên giao dịch "quay xe" khiến nhà đầu tư không khỏi ngỡ ngàng khi thị trường quay đầu sụt giảm mạnh chỉ trong 5 phút cuối phiên. Sau đó kịch hoạt tâm lý hoảng loạn mà bán tháo của nhà đầu tư cá nhân trong phiên ATC. Một cú Bulltrap ngoạn mục xác nhận sự sụp đổ của thị trường sau phiên FTD.
Giờ chúng ta cùng đi bóc tách các dấu hiệu của sự sụp đổ này để cùng rút ra kinh nghiệm, bài học cho bản thân nhé:
1. Như trong bài viết trước mình có nói, đây là lần thứ 3 xuất hiện phiên FTD trong 3 tháng qua. Việc xuất hiện các phiên bùng nổ theo đà trong một khoảng thời gian ngắn như khiến độ tin cậy của nhịp tăng này không còn cao. Hơn nữa đáy của nhịp này lại quá gần với đỉnh của nhịp trước. Cộng thêm việc xuất hiện phiên phân phối thứ nhất ngay sau phiên FTD thì xác suất thất bại đã là 90% rồi.
2. Phiên phục hồi đầu tiên ngày 15/2 được phát động từ nhóm Bất động sản. Đây là ngành rất nhạy cảm trong thời gian qua khi có rất nhiều thông tin xoay quanh vấn đề về khả năng thanh toán nợ của một số doạnh nghiệp bất động sản trên sàn. Triển vọng ngành hiện tại vẫn đang khó khăn khi lãi suất vẫn đang neo ở mức cao, doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn và cũng không giải quyết được bài toán dòng tiền. Trên các diễn đàn, hiện đang có 2 dòng ý kiến về vấn đề có nên "Giải cứu bất động sản hay không?". Người thì phản đối và cho rằng ngành bất động sản phải giải quyết các vấn đề do chính mình gây ra, người thì cho rằng nên giải cứu để tránh những ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế giống như bài học từ Trung Quốc mấy năm nay. Vấn đề ở đây là câu chuyện quyết định của những người làm chính sách. Việc lựa chọn điểm cân bằng của người làm chính sách hiện tại vẫn là khó khăn. Một ngành đang khó khăn và chưa rõ về triển vọng phát động cuộc tăng giá cũng là một yếu tố rủi ro chúng ta cần nhìn nhận trong nhịp này.
3. Các cổ phiếu dẫn dắt đã đi vào nhịp tăng cuối cùng. Dòng dẫn dắt của nhịp này là đầu tư công, thép và dầu khí. Các bạn có thể áp dụng lý thuyết về sóng Elliot để có thấy các dòng này đều đang trong sóng đẩy số 5 trong lý thuyết 5 sóng. Đặc điểm của các nhịp sóng đẩy số 5 là thường kéo thốc, tăng giá nhanh trong khoảng thời gian ngắn tạo hưng phấn cực độ rồi tạo đỉnh. Đặc điểm này cũng đang đúng với các dòng dẫn dắt của thị trường. Khi các con ngựa đầu đàn dừng lại ăn cỏ thì cũng là lúc cả đàn ngựa sẽ dừng lại theo.
4. Các cổ phiếu bật nền không tạo đà. Số lượng cổ phiếu tích lũy tạo các mẫu hình đáng tin cậy sẽ quyết định dư địa của nhịp tăng sau phiên bùng nổ theo đà. Nhưng các cổ phiếu giai đoạn này bật nền thì thường bị bán quay lại nền ngay sau đó khiến thị trường không có nhiều đà để tiếp tục nhịp bùng nổ.
"Mọi sự đổ vỡ đều bắt đầu từ những rủi ro nhỏ nhất". Vì vậy luôn cần quan sát ý kĩ các tín hiệu từ thị trường.
Bài học về Quản trị cảm xúc trong giao dịch
Vì lòng tham khi thấy có tín hiệu vào sóng mới mà mua bừa bãi, không tuân thủ quy tắc chia vốn, quản trị rủi ro, mua đuổi giá có thể là những trạng thái phổ biến trong trong nhịp này. Nếu đúng với bạn thì có thể comment xuống dưới nhé.
Sau nhịp này chắc mọi người cũng nhận ra được bài học về quản trị cảm xúc trước khi vào lệnh. Các lỗi mà chúng ta thường mắc phải về tâm lý trong giao dịch: hưng phấn quá đà, để lòng tham làm lu mờ đi các tín hiệu rủi ro, tâm lý FOMO sợ bỏ lỡ, tâm lý muốn gỡ lại những gì đã mất. Khi đã mắc phải những cảm xúc này thì chúng ta vào lệnh với tâm lý là một con bạc chứ không phải là đầu tư nữa rồi.
Có nhiều kiến thức đôi khi chưa chắc đã giúp bạn kiếm được tiền nhưng người quản trị tốt được cảm xúc của mình sẽ luôn là người chiến thắng trên thị trường này.
Cách tốt nhất để cải thiện Quản trị cảm xúc trong giao dịch là tự nhìn nhận và chấp nhận rằng mình đang có những cảm xúc đó. Sau đó biết được vấn đề mình đang gặp phải là gì và tìm hướng giải quyết. Cảm xúc là thứ mà tất cả chúng ta đều có, và cảm xúc sẽ liên tục lặp đi lặp lại trong suốt quá trình chúng ta giao dịch. Vì vậy hãy luôn giữ kỉ luật và luôn thực hành các bài tập để không ngừng cải thiện bản thân. Đầu tư là quá trình không ngừng phát triển và khai phá bản thân!
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về kiến thức trong đầu tư, cách quản trị cảm xúc, các chiến lược giao dịch thì có thể tham gia cộng đồng đầu tư hoặc nhóm chuyên sâu của mình trong phần bình luận để cùng chia sẻ và trở thành phiên bản tốt hơn của chính bản thân mình!
Chúc mọi người giao dịch hiệu quả! Peace.
Nhà đầu tư lưu ý
13 Yêu thích
2 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ