QNS - MẬT NGỌT TỪ GIÁ ĐƯỜNG
Sóng tăng từ giá đường đã được nhận diện từ rất sớm
Mặc dù bối cảnh thị trường vẫn còn giao dịch trong biên tích luỹ, dòng tiền chưa có sự lan toả đồng đều giữa các nhóm ngành. Cộng thêm, tâm lý lững lự, nghi ngờ vẫn còn hiện diện ở đa số nhà đầu tư.
Hầu hết các cổ phiếu Midcap như chứng khoán, bất động sản, thép… đang được kỳ vọng là những “ngòi nổ” nối tiếp nhóm bank kéo chỉ số thoát khỏi biên tích lũy trong ngắn hạn
Thì bên cạnh đó một số cổ phiếu riêng lẻ với câu chuyện riêng vẫn có sự tăng giá mạnh mẽ.
=> Vậy, doanh nghiệp có những đặc điểm nổi trội nào để chúng ta có thể kỳ vọng cho sự đột phá vào sóng tăng mạnh, khác biệt với diễn biến chung của thị trường?
Mời Quý Anh/chị tham khảo bài phân tích chi tiết dưới đây nhé
QNS với câu chuyện cơ bản vượt trội và khả năng vào sóng tăng giá mạnh khi giá đường thế giới neo cao. Tiềm năng tăng trưởng trong trung - dài hạn lớn, thu hút dòng tiền tâm điểm và khác biệt với thị trường chung đang tích lũy đi ngang
Kết quả kinh doanh vượt trội. Thiết lập đỉnh mới lợi nhuận
Kết quả kinh doanh 11T2023: Doanh thu thuần của QNS đạt 9.6 nghìn tỷ đồng (tăng 23% so với cùng kỳ) và Lợi nhuận trước thuế đạt 2.1 nghìn tỷ đồng (tăng 73% so với cùng kỳ)
Lũy kế 11 tháng năm 2023, mảng Đường là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của công ty, với doanh thu thuần đạt 3.9 nghìn tỷ đồng (tăng 96% svck) và LNTT đạt 950 tỷ đồng (tăng 280% svck).
Theo kế hoạch kinh doanh đề ra từ đầu năm, Đường Quảng Ngãi đặt mục tiêu doanh thu 8,400 tỷ và lợi nhuận trước thuế 1,200 tỷ đồng. Với kết quả ước tính trên, công ty đã vượt 14% chỉ tiêu doanh thu và vượt 75% mục tiêu lợi nhuận dù chưa hết năm.
Trong khi những doanh nghiệp khác chỉ cố gắng duy trì ổn định kinh doanh hoặc tăng trưởng nhẹ thì QNS có kết quả kinh doanh rất tích cực, thậm chí doanh nghiệp còn thiết lập đỉnh mới lợi nhuận sau 11 tháng 2023 - mức lợi nhuận kỷ lục của doanh nghiệp này kể từ khi hoạt động.
Vậy, sau khi đã thiết lập đỉnh mới lợi nhuận thì tiềm năng doanh nghiệp có còn hay không ? Và động lực nào để thúc đẩy giá cổ phiếu trong giai đoạn sắp tới?
Tiềm năng ngành đường đang được tập trung chủ yếu vào biến động giá đường, ảnh hưởng bởi nguồn cung trên thế giới
Giá đường nội địa được hỗ trợ nhờ quyết định 1514/QĐ-BCT ngày 1/8/2022 áp dụng các biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ 5 nước Asian. Việc áp thuế này tác động tốt đến giá đường trong nước. Các doanh nghiệp trong ngành sẽ hưởng lợi lại nhờ biên lợi nhuận được nới rộng.
Ngoài ra, việc thiếu hụt nguồn cung trong nước cũng là nguyên nhân chính khiến giá đường trong nước đứng trước khả năng tiếp tục tăng trong cuối 2023. Tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu mía đang rất đáng báo động. Nhiều năm qua, các nhà máy đường trong nước chịu các tác động kép dịch bệnh COVID-19, sức ép từ đường lậu, vùng nguyên liệu mía cả nước đang có dấu hiệu suy giảm khi cây mía cạnh tranh với cây trồng khác.
Tích cực nghiêng về các doanh nghiệp đường trong nước khi tiêu thụ vẫn ở mức cao, nguồn cung lại thiếu sau khi áp dụng mức thuế suất mới. Ấn Độ dự kiến sẽ cấm các nhà máy xuất khẩu đường trong niên vụ tới, bắt đầu từ tháng 10/2023.
Mùa mưa trong năm nay tại các khu vực trồng mía hàng đầu của bang miền Tây Maharashtra và bang miền Nam Karnataka - chiếm hơn một nửa tổng sản lượng đường của Ấn Độ - đã thấp hơn tới 50% so với mức trung bình.
Giá đường trong nước của Ấn Độ đã tăng vọt trong tuần này, lên mức cao nhất trong gần hai năm. Mới đây, Chính phủ Ấn Độ đã cho phép các nhà máy bán thêm 200.000 tấn trong tháng 8/2023.
QNS áp dụng quy trình kinh doanh khép kín
Mô hình kinh doanh theo chiều dọc, từ việc kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào (đậu nành và mía) tại vùng trồng của công ty đến việc sản xuất đường cung cấp nguyên liệu cho sữa đậu nành và bánh kẹo.
Trong ngắn hạn, với yếu tố thời vụ thì nhu cầu đường cho ngành thực phẩm bánh kẹo, nước ngọt phục vụ cho các dịp lễ tết sẽ hỗ trợ tích cực cho giá đường và kết quả kinh doanh quý 4/2023.
Công ty phát triển vùng nguyên liệu mía đường ở Gia Lai và Quảng Ngãi với diện tích ước tính gần 30,000 ha (chiếm 16% diện tích mía đường của Việt Nam). Ngoài ra, QNS cũng tự chủ 30-40% nguyên liệu đậu nành với vùng nguyên liệu có diện tích là 9,000 ha
Thêm vào đó, công ty còn sở hữu nhà máy điện sinh khối An Khê, sử dụng bã mía sau quá trình sản xuất đường để sản xuất điện cho các nhà máy và kết nối với lưới điện quốc gia. Sự liên kết giữa các mảng kinh doanh giúp QNS đa dạng hóa danh mục sản phẩm
=> Mô hình kinh doanh theo chiều dọc tạo giá trị cộng hưởng Các mảng kinh doanh khác (điện sinh khối, bánh kẹo, nước giải khát) tận dụng sản phẩm đầu ra từ mảng đường (bã mía, đường) để sản xuất, giúp công ty hoàn thiện mô hình kinh doanh theo chiều dọc, đa dạng hóa danh mục sản phẩm và đạt lợi thế kinh tế nhờ quy mô.
Mảng chi phí đầu vào hạ nhiệt giúp cải thiện biên lợi nhuận
Ban đầu, công ty chủ yếu tập trung vào sản xuất đường trong khi sữa đậu nành chỉ đóng góp 1 tỷ lệ không đáng kể vào cấu trúc doanh thu của QNS. Giai đoạn từ năm 2011-2015 ghi nhận sự chuyển đổi thành công của QNS khi thâm nhập vào ngành công nghiệp sữa đậu nành với các sản phẩm mới nổi bật như Vinasoy,Fami ,…
QNS hiện đang thống trị thị trường sữa đậu nành, có thương hiệu với 87.8% thị phần vào năm 2022 (theo QNS). Trong khi đó, VNM chỉ nắm giữ thị phần nhỏ (ước tính khoảng 5%). Theo Kantar Worldpannel, Fami (thương hiệu sữa đậu nành của QNS) là thương hiệu sữa đậu nành duy nhất lọt Top 10 thương hiệu sữa được tin dùng nhiều nhất tại khu vực thành thị (4 thành phố lớn) và nông thôn tại Việt Nam.
Lũy kế 10T23, Doanh thu sữa đậu nành giảm 7% svck. Tuy nhiên, thị phần lại có sự cải thiện, tăng từ 87.8% (2022) lên 89.1% (Q3.23) => Cho thấy dù tăng trưởng toàn ngành không mấy khả quan, QNS vẫn đang hoạt động tốt hơn so với mặt bằng chung. Doanh thu mảng sữa bị chững lại nhưng dự kiến biên lợi nhuận gộp sẽ cải thiện tích cực, nguyên nhân là:
(1) QNS có lợi thế cạnh tranh về vùng nguyên liệu trong khi các doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu đậu nành và đường. Hiện nay, QNS đang sở hữu vùng nguyên liệu đậu nành không biến đổi gen với diện tích 9.000 ha (chiếm 36% tổng diện tích đậu nành cả nước) tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên - có khả năng đáp ứng khoảng 30-40% nhu cầu nguyên liệu đầu vào
(2) Giá đậu tương nguyên liệu nhập khẩu (chiếm khoảng 60-79% nhu cầu nguyên liệu) giảm mạnh từ đỉnh tháng 7/2022. Trung bình giá đậu tương nguyên liệu năm nay giảm 10% yoy và dự kiến đậu tương 2024 vẫn sẽ duy trì ở mức giá này
Trong T7/2023, QNS đã chốt hợp đồng cho 70% lượng đậu nành đầu cho năm 2024 với giá thấp hơn 8% svck và giá đậu nành tại Canada dự kiến giảm 12.8% svck trong niên vụ 2023/2024 (theo Bộ Nông nghiệp Thực phẩm Canada). Theo ước tính, 60-70% nguyên liệu đậu nành của QNS được nhập khẩu từ Canada.
=> Tại Việt Nam, sữa đậu nành là sản phẩm phổ biến nhất trong số các loại sữa có nguồn gốc thực vật với mức tiêu thụ hơn 800 triệu lít vào năm 2022. Hiện nay sữa đậu nành đóng hộp chỉ chiếm khoảng 35% tổng sản lượng tiêu thụ sữa đậu nành. Phần còn lại là sữa đậu nành không có nhãn hiệu và không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, người tiêu dùng đang ngày càng nâng cao nhận thức về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và dần thay đổi thói quen tiêu dùng từ sữa đậu nành. Do đó, về dài hạn thì nhu cầu và sản lượng QNS sẽ ghi nhận mức tăng trưởng trở lại.
VỚI NHỮNG ĐIỂM NHẤN LỚN TRONG TƯƠNG LAI, CHUYỆN QNS ĐƯỢC KỲ VỌNG CAO VÀ THU HÚT DÒNG TIỀN LỚN, BƯỚC VÀO SÓNG TĂNG MẠNH MẼ NHƯ HIỆN TẠI LÀ ĐIỀU HẾT SỨC DỄ HIỂU. NHẦ ĐẦU TƯ CÓ THỂ TẬN DỤNG NHỮNG NHỊP RUNG LẮC ĐỂ GOM HÀNG Ở VÙNG GIÁ TỐT NHẤT CHO TRUNG VÀ DÀI HẠN.
Tham gia room zalo để cập nhật thêm tin tức vĩ mô và thị trường: https://zalo.me/g/bppxxl661
Mở tài khoản chứng khoán SSI: https://www.ssi.com.vn/khach-hang-ca-nhan/mo-tai-khoan?moigioi=3102
Chia sẻ thông tin hữu ích