Phân tích biên lợi nhuận của doanh nghiệp
Chắc chắn rằng mọi nhà đầu tư đều quen thuộc với công thức quan trọng Biên Lợi Nhuận, được xác định bằng sự chênh lệch giữa Doanh Thu và Chi Phí. Mặc dù có vẻ đơn giản, nhưng tôi tin rằng sau công thức này còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc và quan trọng trong lĩnh vực đầu tư. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ mang lại giá trị và kiến thức hữu ích cho tất cả mọi người.
1/ Thể hiện sức khỏe doanh nghiệp
Nhìn vào biên lợi nhuận, chúng ta có thể nhanh chóng nắm bắt tình hình "sức khỏe" của doanh nghiệp trong ngành chỉ trong vài giây. Nó cho thấy doanh nghiệp có đang hoạt động thoải mái hay không, mức độ cạnh tranh có gay gắt, và thậm chí liệu doanh nghiệp có đang phải "gồng lỗ" hay không.
Ví dụ: Biên lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành hàng hóa
Đối với các doanh nghiệp ngành hàng hóa, chi phí thường bao gồm:
Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa các khoản chi phí này và doanh thu thuần
Khi biên lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, có thể đến từ việc cắt giảm chi phí quản lý, tái cấu trúc hoặc cải tiến công nghệ sản xuất, điều này cho thấy khả năng lợi nhuận trong tương lai sẽ tăng cao, ngay cả khi doanh thu không đổi.
2/ Thể hiện mức độ thâm nhập ngành
Rào cản gia nhập lớn giúp các doanh nghiệp duy trì biên lợi nhuận cao do khả năng tự định giá mà không lo ngại khách hàng chuyển đổi sang các đối thủ cạnh tranh. Những ngành này thường có độc quyền cung cấp, yêu cầu vốn đầu tư lớn hoặc quy trình xin giấy phép phức tạp.
Có thể kể đến ngành vận tải hàng không, một mô hình kinh doanh gần như chỉ có 1 đến 2 công ty cạnh tranh trong một khu vực sân bay nhất định. Vì vậy, biên lợi nhuận của những công ty này thường ở mức rất tốt, tiêu biểu như NCT và SCS, luôn duy trì biên lợi nhuận ở mức cao và đều đặn.
Nhưng cần lưu ý đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề có quy mô quá nhỏ nên thiếu vắng tính cạnh tranh, dẫn đến doanh nghiệp độc chiếm thị phần. Tuy nhiên, quy mô ngành không đáng kể nên biên lợi nhuận có cao đến mấy cũng không mang nhiều ý nghĩa.
3/ Đánh giá vị thế doanh nghiệp bằng cách so sánh biên lợi nhuận giữa các doanh nghiệp cùng ngành
Đặt các doanh nghiệp cùng ngành cạnh nhau và dùng biên gộp để so sánh sẽ cho chúng ta biết được đâu là doanh nghiệp có lợi thế canh tranh vượt trội. Một mức biên lợi nhuận gộp cao phản ánh công ty đang sở hữu chuỗi giá trị khép kín, quy mô sản xuất lớn hoặc phương pháp quản trị hệ thống hiệu quả…
Ví dụ, đặt HPG và HSG chung 1 biểu đồ, có thể thấy HPG có biên lợi nhuận vượt trội hơn. Đơn giản vì HPG sở hữu chuỗi giá trị khép kín hơn HSG, từ đó sỡ hữu lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn.
Chia sẻ thông tin hữu ích