Ông Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, đồng thời đảng Cộng hòa cũng giành quyền kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện. Điều này mở ra một kỉ nguyên mới cho “Làn sóng đỏ” của Đảng Cộng hòa với trọng tâm là cắt giảm thuế cho daonh nghiệp, tăng thuế quan với hàng nhập khẩu và chính sách nhập cư thắt chặt.
Điều này dự kiến sẽ định hình lại vị thế của các đối tác thương mại lớn của Mỹ, bao gồm Việt Nam – khi trong 9 tháng đầu năm 2024 Mỹ tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm 29% tổng giá trị xuất khẩu.
Hiện tại, nội các của chính quyền Trump 2.0 bắt đầu hình thành với những người sẵn sàng đề xuất “American First được bổ nhiệm cho các vị trí chủ chốt. Điều này mở ra CƠ HỘI nhưng cũng đi kèm theo không ít THÁCH THỨC, chủ đề hôm nay sẽ tập trung chính đánh giá các tác động tiềm tăng đến vị thế thương mại, vốn đầu tư FDI cũng như dư đại điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ của Việt Nam.
-----------------------------------
1/ Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng tiếp diễn
Các quốc gia đồng minh Mỹ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Hiện các quốc gia này đang chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.
Nếu chính sách kiểm soát xuất xứ chặt chẽ hơn, các tập đoàn này có thể tăng cường dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia lân cận (trong đó có Việt Nam) nhằm giảm thiểu rủi ro thuế quan.
Xu hướng trên ở các tập đoàn đa quốc gia tuy không còn mạnh mẽ như giai đoạn 2018 -2022 những vẫn đang tiếp diễn. Các tập đoàn đa quốc gia như Apple, Foxconn, Intel, Sumitomo Wiring Systems và Lego đã bắt đầu mở rộng cơ sở sang xuất tại Việt Nam như:
+ + LEGO đã hoàn tất xây dựng nhà máy tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD. Đây là nhà máy tủng hòa carbon đầu tiên của hãng trên toàn cầu, đánh dấu cam kết phát triển bền vững lại Việt Nam.
+ + Foxconn đã công bố kế hoạch mở rộng tại Bắc Giang, bao gồm đầu tư 12.500 tỷ đồng vào sản xuất các sản phẩm như MacBook và iPad "Made in Vietnam." Ngoài ra, hãng này còn đầu tư thêm vào các dự án tại Quảng Ninh với tổng giá trị hơn 551 triệu USD.
Điều này giúp củng cố vai trò của Việt Nam như một trung tâm sản xuất mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các khu công nghiệp niêm yết trên sàn dự kiến sẽ hưởng lợi trực tiếp nhờ sự gia tăng nhu cầu thuế đất và mở rộng sản xuất.
2/ Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực được kỳ vọng vẫn có cơ hội tăng trưởng
Giai đoạn 2018–2022, Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ–Trung, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ đạt trung bình 19%/năm, cao hơn đáng kể so với mức tăng 11%/năm của tổng kim ngạch xuất khẩu.
Theo nghiên cứu của PIIE - Viện Kinh tế Quốc tế Hoa Kỳ, các sản phẩm công nghệ cao và điện đã được ưu đãi về thuế trong cả nhiệm kỳ Trump (2018 - 2021) và Biden (2021 – 2024), dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là Dệt may có thể tăng lợi thế cạnh tranh so với hàng Trung Quốc, đặc biệt khi mức thuế đối với hàng Trung Quốc cao hơn gấp nhiều lần (khoảng 60% so với mức 10-20% dành cho Việt Nam – theo phát biểu của Trump trong chiến dịch tranh cử). Và yếu tố này cũng san đều giữa các quốc gia mạnh về gia công.
-----------------------------------
Mỹ có thể áp thuế chống bán phá giá và chống lẩn tránh xuất xử nhiều hơn đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam (như gỗ, sắt thép, chất dẻo). Trong bối cảnh thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam ngày càng lớn, đây là một rủi ro khá rõ nét.
Tuy nhiên, đây không phải là một yếu tố rủi ro mới và trên thực tế đã dần được phản ánh trong các năm gần đây.
Các doanh nghiệp FDI Trung Quốc hiện chiếm khoảng 20 – 30% FDI tại Việt Nam có thể gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động xuất khẩu sang Mỹ. Hệ quả kéo theo là dòng vốn FDI giải ngân mới từ Trung Quốc cũng có thể bị hạn chế.
Câu chuyện tỷ giá gia tăng với xu hướng mạnh lên của đồng USD. Động thái tăng thuế quan, đặc biệt với Trung Quốc cũng như một loạt các chính sách có thể đẩy lạm phát tăng cao và FED thận trọng hơn với lộ trình cắt giảm lãi suất.
Các yếu tố này sẽ làm đồng USD mạnh hơn khiến rủi ro giảm giá của VND tăng cao. Bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang ở mức thấp khoảng 87 tỷ USD (gần bằng 3 tháng nhập khẩu), điều này sẽ gây nhiều khó khăn trong việc điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước.
-----------------------------------
Dưới nhiệm kỳ 2024 -2028 của Tổng thống Trump, Việt Nam có thể tận dụng xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng và sự cạnh tranh với Trung Quốc để thúc đẩy xuất khẩu.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần chủ động thích nghi với kiểm soát xuất xứ chặt chẽ, gia tăng năng lực nội địa hóa linh kiện và đối phó với các rủi ro từ tỷ giá cũng như các vụ kiện phòng vệ thương mại.
Việc kết hợp giữa chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, sự linh hoạt trong chiến lược của doanh nghiệp, và tận dụng các hiệp định thương mại sẽ là chìa khóa giúp Việt Nam vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phức tạp.
-----------------------------------
Chia sẻ thông tin hữu ích