Nhà đầu tư cần lưu ý những dấu hiệu bất thường nào của doanh nghiệp khi đọc BCTC?
1/ Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đang tăng lên: Điều này có ý nghĩa là doanh nghiệp đang sử dụng nhiều nợ hơn cả những gì mà doanh nghiệp đang có. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% thì là tín hiệu báo động. Ngoài hệ số này thì nhà đầu tư có thể xác định hệ số khả năng thanh toán lãi vay bằng cách lấy lợi nhuận hoạt động chia cho lãi vay. Nếu hệ số này nhỏ hơn 5 thì cũng cần chú ý thêm về năng lực của doanh nghiệp này.
2/ Doanh thu giảm liên tục qua các năm: Nếu như doanh nghiệp có từ 3 năm liên tiếp trở lên sụt giảm doanh thu thì chứng tỏ doanh nghiệp đã kinh doanh không tốt. Mặc dù các biện pháp bù đắp cho suy giảm doanh thu như cắt giảm chi phí, cắt giảm nhân lực,...nhưng doanh nghiệp vẫn cần xây dựng chiến lược để cải thiện kết quả kinh doanh.
3/ Chi phí khác trên Bảng cân đối kế toán lớn bất thường: với trường hợp này nhà đầu tư cần tìm hiểu xem lý do tại sao đồng thời dự đoán xem khoản mục đó có còn xuất hiện trong tương lai nữa hay không.
4/ Dòng tiền thiếu tính ổn định: Các khoản mục thể hiện trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho ta biết các giao dịch đang được xử lý nhưng lại không cho ta biết trước các giao dịch trong tương lai. Ngược lại, nếu xảy ra tình trạng thiếu tiền thì rất có thể doanh nghiệp chưa ghi nhận đúng thực tế về tình hình kinh doanh của mình.
5/ Sự tăng lên của các khoản phải thu và hàng tồn kho liên quan đến doanh thu: Đây là những khoản tiền không tạo ra lợi nhuận. Trong khi đó việc có đủ hàng tồn kho để phục vụ các đơn đặt hàng là điều quan trọng, nhưng doanh nghiệp lại không muốn các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu hoặc trữ quá nhiều hàng tồn kho mà không bán được.
6/ Liên tục phát hành cổ phiếu: Khi trên thị trường chứng khoán lưu hành nhiều cổ phiếu thì sẽ có nhiều cổ phần bị pha loãng hơn. Nếu như doanh nghiệp liên tục tăng số lượng cổ phần của mình lên 2% hoặc 3% mỗi năm thì doanh nghiệp đó đang phát hành ra nhiều cổ phần và khiến giá trị của công ty bị loãng.
7/ Nợ vay luôn cao hơn tài sản đảm bảo: Một doanh nghiệp duy trì được ổn định tài sản và nợ vay nếu như lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó không phụ thuộc vào yếu tố theo mùa hoặc ít bị tác động bởi áp lực từ thị trường. Kể cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực có tính mùa vụ thì vẫn có thể để nợ nhiều hơn so với tài sản bảo đảm của mình. Xét về mặt kỹ thuật, nợ vay cao hơn so với tài sản bảo đảm là điều nằm trong kế hoạch được lập ra. Nên nếu như doanh nghiệp để nợ phải trả tăng cao mà không có tài sản bảo đảm sẽ là dấu hiệu doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy quá nhiều.
8/ Giảm biên lợi nhuận gộp: Đây chính là thước đo cho mức độ sinh lời của doanh nghiệp. Khi tỷ suất lợi nhuận biên giảm thì cần lưu ý. Biên lợi nhuận phản ánh cho chi phí để sản xuất trực tiếp hàng hóa hoặc dịch vụ và biên lợi nhuận cần đủ để đáp ứng chi phí hoạt động như chi phí nợ.
Chia sẻ thông tin hữu ích