menu
24hmoney

Bài của Trần Thị Diễm Quỳnh

Ảnh đại diện Pro
Ngày bùng nổ theo đà (FTD)
William O’Neil đã phát hiện ra ngày gọi là “Follow Through Day - FTD“- Tức “Ngày bùng nổ theo đà” như một cách đơn giản để biết thị trường con gấu hay sự xác nhận đã kết thúc hay chưa. Mẫu Hình “Ngày bùng nổ theo đà” được giới thiệu trong cuốn sách kinh điển “How To Make Money in Stock”.
Vậy Ngày bùng nổ theo đà là gì?
- Trước đó có một ngày mà O’Neil gọi là “Rally Attempt- Ngày Nỗ Lực Hồi Phục” xuất hiện ở một trong các chỉ số thị trường lớn, sau khi trải qua đợt điều chỉnh mạnh (trên 8%) hoặc thậm chí là thị trường con gấu. Đó là ngày mà các chỉ số thị trường tạo một đáy mới trong quá trình sụt giảm nhưng cuối phiên lại đóng cửa tăng giá. Ngày Nỗ Lực Hồi Phục cũng có sự tăng mạnh khối lượng so với ngày hôm trước. Trong một số trường hợp, Ngày Nỗ Lực Hồi Phục không cần phải là ngày đóng cửa tăng mà đóng cửa cao hơn 50% so với khung giá ngày với khối lượng tăng mạnh so với phiên trước.
- Ngày 2 và ngày 3: Giá phải duy trì trên mức đáy mới được thiết lập. Nếu giá phá thủng đáy mới của Ngày Nỗ Lực Hồi Phục, mẫu hình không có giá trị
- Ngày Bùng Nổ Theo Đà: thường sẽ xuất hiện ở ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 sau ngày phục hồi đầu tiên. Đó là ngày có mức tăng trên 1% và khối lượng phải lớn hơn ngày trước đó và hơn trung bình. Một số trường hợp có thể là ngày 9-11, nhưng nỗ lực đó hơi yếu ớt.
Thực tế, khi FTD xuất hiện, nhà đầu tư có cảm giác về một cú tăng bùng nổ: mạnh mẽ, dứt khoát và thuyết phục. Có khoảng 75% cổ phiếu tăng giá, tâm lý lo lắng của nhà đầu tư được giải tỏa, niềm vui và sự lạc quan quay trở lại.
Tuy nhiên, sự lạc quan có thể khiến nhà đầu tư mắc phải sai lầm trong trường hợp FTD thất bại. Theo thống kê, có 1/3 số lần FTD thất bại và thị trường tiếp tục giảm điểm.
Làm gì sau khi có FTD?
Sự hưng phấn và mong muốn tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng sẽ thôi thúc nhà đầu tư giải ngân, thậm chí “full margin” (margin tối đa). Xác suất FTD thành công cao hơn là thất bại, nhưng chúng ta không nên vội vàng mua ngay, bởi FTD chỉ là tín hiệu để chú ý hơn đến thị trường và từ từ giải ngân đối với những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, tăng trưởng doanh số và EPS cao, kết hợp với nền giá chặt chẽ.
Chúng ta nên đếm số ngày “phân phối”. Ngày phân phối là ngày mà một trong các chỉ số thị trường giảm điểm ít nhất 0,2% với khối lượng giao dịch cao hơn phiên hôm trước. Ngày phân phối xuất hiện 1 - 2 ngày sau FTD thì khả năng 90% xu hướng tăng thất bại; sau 3 ngày thì khả năng thất bại là 80%; sau 4 - 5 ngày thì khả năng thất bại là 30%.
Đáng lưu ý, chu kỳ tăng giá của thị trường thường kéo dài 1 - 2 năm, nếu FTD xuất hiện ở giai đoạn cuối của thị trường tăng giá thì khả năng cao là thị trường sẽ không tiếp tục bùng nổ.
FTD chỉ là điều kiện cần để thị trường tăng điểm. Điều kiện đủ là chúng ta phải nhìn thấy các cổ phiếu thoả mãn tiêu chí về nền tảng cơ bản, tăng trưởng doanh số, tăng trưởng EPS thoát ra khỏi nền giá chặt chẽ sau ngày thị trường chung xuất hiện FTD.
Nhà đầu tư lưu ý
7 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ