24HMoney
Thông báo
menu
menu

Bài của Đức Thắng

Ảnh đại diện
Dowjones có ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán Việt Nam.
Dowjones có ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán Việt Nam.. 1. Chỉ số chứng khoán Down Jones  ...
1. Chỉ số chứng khoán Down Jones là gì?
Down Jones viết đầy đủ là Dow Jones Industrial Average (DJIA), là chỉ số quan trọng trên thị trường chứng khoán Mỹ, nó được xác định từ mức giá đóng cửa của danh sách 30 mã cổ phiếu blue chip được niêm yết trên Sàn chứng khoán New York và Nasdaq. Chỉ số này phản ánh tình hình “sức khỏe” nền kinh tế Mỹ
Ký hiệu trên thị trường chứng khoán của chỉ số Dow Jones là DJIA, Dow 30, DJ30,…
2. Ý nghĩa của chỉ số Dow Jones
Chỉ số Dow Jones để làm thước đo cho thị trường chứng khoán Hoa Kỳ là điều không cần thắc mắc bởi 30 công ty này không chỉ mạnh về danh tiếng, mà giá trị vốn hóa cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư trên toàn thế giới với các cổ phiếu của họ cũng là cao nhất thị trường.
Thông qua chỉ số Dow Jones, chúng ta có thể hình dung được tổng thể bức tranh của nền kinh tế Hoa Kỳ. Mà Mỹ lại chính là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới, nên theo đó thì chỉ số Dow Jones cũng phần nào phản ánh được sức khỏe của toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.
Việc nghiên cứu về chỉ số Dow Jones vô cùng quan trọng và cần thiết. Sự biến động giá trị của chỉ số Dow Jones sẽ tác động không nhỏ đến tâm lý các nhà đầu tư trên thế giới, từ đó dẫn đến xu hướng chung trong hành vi của họ đối với không chỉ thị trường chứng khoán mà cả thị trường forex.
3. Ảnh hưởng tới các nước
Đối với các nước nói chung thì ảnh hưởng thế nào còn tùy các nước đó quan hệ với Mỹ ra sao về mặt vay vốn Mỹ hay cho Mỹ vay, nhập siêu hay xuất siêu vào Mỹ, đồng minh hay không đồng minh về chính trị, kinh tế với Mỹ, các công ty mỹ đầu tư trực tiếp hay gián tiếp vào nước đó nhiều hay ít. Họ đầu tư dài hạn hay ngắn hạn. Đầu tư kiểu ăn chắc hay đầu tư rủi ro, quy mô vốn đầu tư ra sao.
4. Ảnh hướng tới Việt Nam ra sao
Việt Nam là thị trường cận biên, tức được các nhà đầu tư đánh giá là thị trường rủi ro nhưng lợi nhuận cao, chỉ nên đầu tư số vốn không quá lớn. Có nghĩa là đầu tư vào Việt Nam cái nhà đầu tư khó khăn nhất khi quyết định là cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận ở mức cao chứ ko phải là lãi suất ngân hàng Mỹ, hay nước sở tại của họ bao nhiêu. Vì lãi suất chỉ lên xuống 0,5-1,5% là cùng nhưng rủi ro và lợi nhuận ở Việt Nam có thể tính bằng lần khi đầu tư. Ví dụ như PYN ELITE lãi lớn cả hơn chục lần tạI HBC nhưng lại lỗ hộc máu ở DLG JVC. Các quỹ đầu tư tại Việt Nam như Vina capital, dragon capital, pyn elite, mekong bản chất là các quỹ đầu tư mạo hiểm với số vốn được phân nhỏ ở nhiều thị trường cận biên như Việt Nam. Vì đầu tư mạo hiểm nên cái họ cân nhắc là giữa rủi ro và lợi nhuận bằng lần chứ không phải là lãi suất tại nước họ hay lãi suất Mỹ. Mỹ có tăng lãi suất thì cũng làm gì có chuyện mấy quỹ này nó rút về nước nó. Nó chỉ rút khi thấy Việt Nam rủi ro>lợi nhuận. Về bản chất thì Down Jones không liên quan đến Việt Nam nếu xét theo dòng tiền đầu tư, vì những quỹ an toàn như của Warren Buffet thì không đầu tư ở thị trường cận biên…
Tại sao cả thế giới mất 10-15% sau khi Down Jones Mỹ bay 11%? Lí do là Mỹ xảy ra chuyện. Họ lo sợ định hướng chiến lược của FED sẽ là thắt chặt kinh tế vì một động cơ nào đó và việc tăng lãi suất trái phiếu dài hạn 10-30 năm chỉ là khởi đầu cho rất nhiều biện pháp thắt chặt khác như tăng lãi suất ngắn hạn từ 1,25-1,5% như hiện nay lên 2-2,5%, Rút bớt tiền về tại World banks, IMF. Không đảo nợ cho ngân hàng trung ương Châu Âu, Châu Á. Đó là điều cả thế giới rúng động, chứ không phải họ sợ lãi suất tăng 0,5 hay 1%. Các quỹ ở Việt Nam cái lo sợ là bank không đảo nợ cho để tái đầu tư, Thaibrew sợ bank không cho vay để mua SAB chứ ko phải sợ lãi suất tăng. Đơn giản vì đối với các khoản vay trên 1 năm luôn luôn trong hợp đồng là lãi suất được điều chỉnh theo kỳ hạn, có thể là hàng tháng hay hàng quý điều chỉnh lãi suất theo biến động lãi suất thị trường.
Nhà đầu tư lưu ý
8 Yêu thích
10 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Ảnh đại diện


8
Chia sẻ