24HMoney
Thông báo
menu
menu

Bài của Nguyễn Mạnh Long

Ảnh đại diện Pro
Chứng khoán hưởng lợi khi NHNN áp chế giá vàng
I. Tác động từ việc vàng giảm giá đến thị trường chứng khoán?
1. Dòng tiền đầu tư:
Có thể sẽ chuyển dịch từ thị trường vàng sang thị trường chứng khoán.
Lý do:
Nhà đầu tư tìm kiếm kênh đầu tư lợi nhuận cao hơn trong bối cảnh giá vàng bị kiểm soát.
Thị trường chứng khoán có tiềm năng lợi nhuận cao hơn trong dài hạn so với vàng.
2. Lợi nhuận doanh nghiệp:
Một số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán có thể hưởng lợi từ việc áp chế giá vàng.
Lý do:
Doanh nghiệp sử dụng vàng làm nguyên liệu đầu vào có thể giảm chi phí sản xuất khi giá vàng giảm.
Doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm thay thế cho vàng (như trang sức kim cương, đá quý) có thể tăng doanh thu khi giá vàng tăng.
3. Tâm lý thị trường:
Việc áp chế giá vàng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đến tâm lý thị trường sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Cách thức áp chế giá vàng.
Thông tin về việc áp chế giá vàng được truyền thông một cách minh bạch hay không minh bạch.
Biện pháp của Chính phủ để ổn định thị trường.
Chứng khoán hưởng lợi khi NHNN áp chế giá vàng. I. Tác động từ việc vàng giảm giá đến thị trường chứng  ...
II. Hành động của Ngân hàng nhà nước:
Trong thời gian vừa qua, trước diễn biến phức tạp của thị trường vàng thế giới và trong nước, giá vàng trong nước đã biến động mạnh, tăng nhanh, chênh lệch cao với giá quốc tế. Để ổn định thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án can thiệp; đồng thời thực hiện công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng của các doanh nghiệp, các TCTD trên toàn quốc vào các năm 2022, 2023…
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà đã chia sẻ một số giải pháp liên quan đến quản lý thị trường vàng thời gian tới.
Phó Thống đốc cho biết, triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo kết luận số 160/TB-VPCP ngày 11/04/2024, NHNN sẽ triển khai ngay các giải pháp sau:
1. Đối với thị trường vàng miếng, thực hiện tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới.
2. Phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng liên quan để:
(i) Yêu cầu doanh nghiệp triển khai sử dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý.
(ii) Thực hiện ngay công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu vàng qua biên giới, trục lợi, đầu cơ, thao túng giá vàng. Đối với hoạt động thanh tra, NHNN và các bộ, ngành đã thành lập xong đoàn thanh tra và sẽ triển khai ngay trong tháng 4 này.
3. Đối với thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ, tiếp tục tạo điều kiện tối đa nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất để xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ.
Ngoài ra Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đã có văn bản xin cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho 03 doanh nghiệp, bao gồm DOJI, SJCPNJ. 03 doanh nghiệp này sẽ nhập khẩu vàng nguyên liệu để chế tác vàng nữ trang.
Cụ thể, Hiệp hội kiến nghị trước mắt cho phép 03 doanh nghiệp này được nhập khẩu vàng với số lượng 1,5 tấn/năm, tương đương 500kg/năm đối với mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ không nhập cùng lúc tất cả 1,5 tấn vàng mà sẽ chia làm nhiều lần nhập, tùy theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước.
Nhà đầu tư lưu ý
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ