Như đã hứa, đây là loạt bài chia sẻ về các chu kỳ trên thị trường tài chính kinh doanh. Đây là bài thứ ba trong loạt bài này.
Trong bài này chúng tôi sẽ chia sẻ cho thấy sự lệch pha của nhà đầu tư về tâm lý so với chu kỳ kinh tế và chứng khoán.
Đây là một trạng thái tâm lý của nhà đầu tư nghiệp dư thường thấy trên mọi thị trường bởi thiếu nền tảng KAASH x B.
Khi chứng khoán tạo đáy, nhà đầu tư vẫn còn hoang man, chán nản vì rớt từ trên đỉnh chứng khoán xuống gần đáy. Nhìn vào kinh tế, họ vẫn thấy kinh tế tăng trưởng tốt, hy vọng nhiều, thất vọng càng tăng, chán nản. Đóng máy, xoá app, tự động viên để thành “nhà đầu tư dài hạn" dù ban đầu chỉ lướt lác kiếm chênh lệch. Lúc này bất cứ ai chia sẻ về chứng, khoán là chạm vào “niềm đau chôn dấu" nên rất dễ nối cáu và tấn công cá nhân người chia sẻ ngay và chẳng quan tâm họ nói gì hay bảo vệ ai.
Tôi từng chứng kiến họ xông vào tấn công cá nhân mà ngay cả người thân của họ đọc thấy cũng thất vọng về vợ, chồng, con, cháu hay ông bà của mình bởi họ không nghĩ những lời như thế lại được “nhổ” ra từ miệng một người học trường danh tiếng.
Chứng khoán phục hồi, kinh tế vẫn thường đang ở đỉnh và chuẩn bị suy thoái rồi. Đến khi kinh tế xác nhận suy thoái, nhà đầu tư lại thấy kinh tế yếu kém thế này thì bỏ cuộc cho rồi nên thấy việc mình đóng máy, xoá app trước đó là “đúng rồi". Tâm trạng lại càng bi quan khi số liệu không tốt về kinh tế xuất hiện hàng tháng dày đặc.
Trong khi đó khối ngoại và tạo lập bắt đáy đảo vòng liên tục để chốt lãi cho từng nhóm cổ phiếu tạo nên những con sóng ngắn liên tục vì đơn giản giá cố phiếu tốt khi đó quá rẻ thì nâng lên hạ, xuống tạo sóng ăn liên tục. Đoạn này không thể giữ cổ phiếu lâu bởi lời đó rồi giảm lại chứ không lỗ lại và tiền thì khan nên lãi suất rất cao vì vậy chỉ đánh sóng ngắn mới bù đắp được lãi suất với trader hay nhà đầu cơ.
Nhiều câu chuyện không thể kể hết cho các bạn giai đoạn này được...
Toàn thị trường lúc đó, môi giới cũng bị mất gần như toàn bộ khách hàng, bỏ nghề vì sống không nổi với nghề, bên ngoài việc làm ít, thất nghiệp nhiều, lãi suất vẫn còn cao, doanh nghiệp không dám vay.
Lức này chỉ có khối ngoại, quỹ đầu tư, tự doanh, tổ chức và tạo lập chuyên nghiệp “chia bài" với nhau. Trong khi nhà đầu tư nghiệp dư họ Fn đang thấy gởi tiền ngân hàng lúc này lãi cao như thế vẫn ngon hơn kỳ rồi đầu tư mất mát phải đóng máy, xoá app...
Giai đoạn cuối phục hồi, đầu tăng trưởng, lãi suất điều hành giảm, lãi suất liên ngân hàng giảm, lãi suất huy động giảm, lãi hàng tháng nhận ít hơn, loay hoay tìm kênh đầu tư, quay lại nhìn vào chứng khoán, thấy chứng khoán bắt đầu tăng trưởng lại đang kẹt tiền gởi, bây giờ phải tạo thanh khoản chứ huỷ sổ tiết kiệm thì tiếc. Khi này mới dần mường tượng ra chứng khoán đang tăng lại nhưng còn đau nên vẫn dè chừng bởi ở giai đoạn trước đu đỉnh do FOMO, bây giờ thấy chứng khoán tăng thì cảm giác đu đỉnh lại ùa về nên rất “rén".
Đến khi thấy các tín hiệu kinh tế phục hồi, bắt đầu tin hơn nên mua vào quyết liệt, nếu trúng cổ phiếu, tâm trạng sẽ trở nên tích cực hơn... Huy động thêm nhiều hơn nhưng họ đâu biết rằng chứng khoán đang ở cuối chu kỳ tăng trưởng và đầu chu kỳ phân phối.
May mắn thì lãi, chém gió, thành chuyên gia, tài khoản chứng khoán mới mở nhiều, số lượng môi giới tăng. Khối ngoại rút tiền, lãi vay margin quá nhanh, quá hấp dẫn, số lượng công ty chia cổ tức tăng nhưng số lượng bị cắt margin ngày tăng hàng tháng...
Thị trường bắt đầu khoe lợi nhuận, môi giới tăng, online phiến hàng, các công ty ra khuyến nghị liên tục, ai nói về rủi ro sẽ không ưa, không thích. Ai cảnh báo về FOMO, quay sang tấn công cá nhân... Thị trường đố kị cực độ...
Kinh tế tươi sáng với những kết quả rất ấn tượng, rất khả quan, phải đầu tư lúc này...Các doanh nghiệp thay nhau thực thi các kế hoạch tài chính để chuẩn bị vốn chìm, vốn nổi cho chu kỳ kế tiếp.
Sẽ có nhóm giữ thị trường để các nhóm khác lần lược rời thị trường trước. Sau thời gian 3 đến 6 tháng, sau khi đã phân phối xong hàng, thị trường tạo đỉnh với những cây khối lượng lớn mọi thời đại và sau đó...
Chứng khoán ở đỉnh, kinh tế tươi sáng, nhà đầu tư họ Fn đang lâng lâng, đố kị. Có nhà đầu tư mua không đúng vị thế, đang lỗ 5 hay 10% và đang hy vọng vì trước đó họ đã có lãi rồi, lỗ lại và lãi lại nên vẫn hy vọng...
Để rồi sau hy vọng chán chê thì tâm trạng chán nản lại quay lại. Một chu kỳ tâm lý mới bắt đầu.
Phải học và rèn KAASH x B hàng ngày và mỗi ngày để có thể tồn tại và phát triển bền vững trên một thị trường còn rất mới như Việt Nam, nặng tính đầu cơ và nếu thị trường có tiến bộ và chuyên nghiệp lên, bạn vẫn không thể tồn tại dù bạn là nhà đầu tư lâu năm, nhiều tuổi nhưng chưa chắc thiện chiến.
Chia sẻ thông tin hữu ích