"Carry Trade Yên Nhật: Hành Trình Từ 'Cỗ Máy In Tiền' Đến Nỗi Ám Ảnh Thị Trường Toàn Cầu"
Ngày thứ Hai tuần trước (5/8/2024), thị trường toàn cầu chao đảo do sự thay đổi nhỏ trong chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và nỗi lo suy thoái ở Mỹ.
Cơn hoảng loạn này diễn ra và tan biến nhanh chóng, phơi bày điểm yếu của chiến lược đầu tư carry trade Yên Nhật.
"Carry trade" là chiến lược giao dịch trong đó nhà đầu tư đi vay bằng một loại tiền tệ có lãi suất thấp (ở đây là đồng Yên Nhật) và tái đầu tư vào tài sản của một quốc gia khác có tỷ suất sinh lời cao hơn, ví dụ như trái phiếu, cổ phiếu hoặc hàng hoá..
Chiến lược vay Yên Nhật với lãi suất thấp và đầu tư vào tài sản có lợi suất cao.
Khi đồng Yên mất giá, chiến lược này càng hấp dẫn; nhưng nếu đồng Yên tăng giá, nó gây ra sự bán tháo và tổn thất lớn.
Cơ chế hoạt động của Carry Trade:
Nhận biết chênh lệch lãi suất: Nhà đầu tư sẽ tìm kiếm hai loại tiền tệ, một loại có lãi suất cao (tiền tệ cơ sở) và một loại có lãi suất thấp (tiền tệ đối ứng).
Vay tiền ở nơi có lãi suất thấp: Nhà đầu tư sẽ vay tiền ở quốc gia có lãi suất thấp bằng tiền tệ đối ứng.
Đổi tiền sang tiền tệ có lãi suất cao: Số tiền vay được sẽ được đổi sang tiền tệ có lãi suất cao hơn.
Đầu tư vào tài sản có lãi suất cao: Số tiền đã đổi sẽ được đầu tư vào các tài sản có lãi suất cao như trái phiếu chính phủ, tiền gửi ngân hàng hoặc các công cụ tài chính khác.
Thu lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất: Trong thời gian đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được lãi từ khoản đầu tư này. Khi đến hạn, nhà đầu tư sẽ đổi lại số tiền đã đầu tư thành tiền tệ ban đầu để trả nợ. Lợi nhuận thu được chính là phần chênh lệch giữa lãi suất của hai loại tiền tệ.
Giả sử lãi suất tại Mỹ là 2% trong khi lãi suất tại Nhật Bản là 0%. Nhà đầu tư sẽ:
Đổi 100 yên Nhật sang USD.
Đầu tư 100 USD đó vào một tài sản có lãi suất 2% tại Mỹ.
Sau một năm, nhà đầu tư sẽ nhận được 102 USD.
Đổi 102 USD trở lại thành yên Nhật.
Nếu tỷ giá giữa USD và yên Nhật không thay đổi quá nhiều, nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận từ phần lãi suất 2%.
Đồng Yên tăng giá đột ngột khiến các nhà đầu tư tháo chạy, dẫn đến đợt bán tháo lớn nhất trên thị trường chứng khoán Nhật Bản kể từ năm 1987.
Áp lực trên thị trường đã tồn tại trong nhiều tuần trước đó, với sự chững lại của các thị trường mới nổi và lo ngại về chính sách của Fed.
Có nhiều quan điểm khác nhau về việc liệu đợt tháo chạy vừa qua đã kết thúc hay chưa.
JPMorgan Chase & Co. cho rằng 3/4 giao dịch carry trade đã được đóng lại, trong khi BNY cảnh báo về khả năng tiếp tục tháo gỡ vị thế.
Carry trade Yên Nhật bắt đầu từ thập niên 1990 và đã có nhiều lần gây ra tác động lớn đến thị trường toàn cầu, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Thị trường ngoại hối dự kiến sẽ còn nhiều biến động trong năm nay, và carry trade có thể không còn là chiến lược dài hạn hiệu quả khi BoJ đã bắt đầu thắt chặt chính sách.
🔥 Anh/Chị có thể tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn về tình hình doanh nghiệp. Bài viết không đề cập cụ thể đến điểm mua/bán cổ phiếu!
Nếu anh/chị quan tâm và muốn tìm hiểu sâu hơn, hãy để lại bình luận. Em sẽ chủ động liên hệ và hỗ trợ thêm thông tin!
Cảm ơn cả nhà đã dành thời gian đọc bài viết của em!