24HMoney
Thông báo
menu
menu

Bài của Đỗ Phát Tài

Ảnh đại diện Pro
Cạm bẫy trong Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) bắt nguồn từ lý thuyết Dow từ cuối thế kỷ XIX. Trường phái này ra đời nhằm dự báo xu hướng giá cổ phiếu dựa trên dữ liệu giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ, nhằm giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả hơn bằng cách nắm bắt xu hướng thị trường.
Tuy nhiên, một cây bút chỉ có thể tạo ra kiệt tác khi nằm trong tay người nghệ sĩ tài hoa, chứ không phải là một kẻ ngây thơ vụng về.
Bản thân tôi thấy rất nhiều người trên mạng xã hội thường chia sẻ về các chỉ báo kỹ thuật. Đôi khi, một số người lại “thần thánh hóa” những công cụ đó, họ nghĩ nó là thứ duy nhất để giúp tài khoản “leo đỉnh” dễ dàng. Vài người sẽ cảm thấy tự hào và tỏ ra thông thái khi sử dụng được rất nhiều chỉ báo. Nhiều lúc, khi ngắm nhìn biểu đồ của họ, tôi cảm nhận như mình đang đứng trước một bức tranh trừu tượng rực rỡ màu sắc, giống như tác phẩm của họa sĩ Picasso. Nhưng thật đáng tiếc, trình độ của tôi lại không đủ để thấu hiểu những gì họ đang thể hiện.
Cạm bẫy trong Phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, một cây bút chỉ có thể tạo ra kiệt tác khi nằm trong tay  ...
Dĩ nhiên, sau vài tháng, tài khoản của họ đã “cháy lớn”. Khi gặp lại, tôi nhận thấy họ dường như không còn mặn mà với thị trường nữa, chẳng còn khoe khoang về những “bức tranh đầy sắc màu” như trước. Điều này khiến tôi tự hỏi: “Có lẽ ngọn lửa đã thiêu rụi không chỉ tài khoản mà còn cả bức tranh của họ.”
Cạm bẫy trong Phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, một cây bút chỉ có thể tạo ra kiệt tác khi nằm trong tay  ...
Sau khi cùng trò chuyện, tôi nhận ra rằng họ chỉ vận dụng những công cụ này một cách máy móc, như thể đang học theo lý thuyết của các “chuyên gia leo đỉnh,” nhưng lại không hề hiểu rõ “vũ khí” mà mình đang sử dụng. Chỉ báo cũng chỉ đơn giản là công cụ, đều có ưu và nhược điểm, không có một chỉ báo nào có thể đảm bảo sự chiến thắng hoàn toàn trong giao dịch.
Vậy các lý thuyết về chỉ báo có hoàn toàn chính xác không?
Để minh họa rõ hơn, tôi sẽ sử dụng một trong những chỉ báo thông dụng nhất là RSI
Theo lý thuyết, RSI (Relative Strength Index) thường được sử dụng để đo lường sức mạnh hoặc yếu tố quá mua/quá bán của một cổ phiếu. Về mặt cơ bản, mọi người đều hiểu rằng RSI vượt 70 là quá mua, khi tới vùng này là phải bán cổ phiếu. Khi xuống dưới 30 thì là quá bán, gặp vùng này là phải mua.
Vậy theo bạn, nếu gặp trường hợp dưới đây thì có nên bán cổ phiếu này theo đúng lý thuyết không?
Cạm bẫy trong Phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, một cây bút chỉ có thể tạo ra kiệt tác khi nằm trong tay  ...
Cùng xem kết quả sẽ sau đây:
Cạm bẫy trong Phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, một cây bút chỉ có thể tạo ra kiệt tác khi nằm trong tay  ...
Giá cổ phiếu tăng rất tốt, khoảng hơn 15%.
Vậy kết quả trên nói lên điều gì?
Bản chất của chỉ báo cũng chỉ là công cụ để hỗ trợ trong việc dự đoán dựa vào dữ liệu quá khứ, không phản ánh diễn biến trong tương lai. Việc áp dụng một cách máy móc mà không thực sự hiểu rõ bản chất của vấn đề sẽ chỉ khiến bạn thất bại.
Để thực sự thành công, bạn không nhất thiết phải biết quá nhiều chỉ báo, hãy lựa chọn những thứ phù hợp với bản thân, cần phải hiểu sâu về bản chất công cụ và tích lũy kinh nghiệm sử dụng chúng qua thời gian. Chỉ cần bạn kiên trì backtest và trải nghiệm với một vài công cụ hữu ích, điều đó sẽ giúp cải thiện hiệu suất đầu tư của bạn.
Cuối lời, tôi xin gửi tặng đến độc giả một câu nói bất hủ của “Huyền thoại võ thuật” – Lý Tiểu Long: “Tôi không sợ người luyện tập 10.000 cú đá chỉ một lần mà chỉ sợ người thực hành 1 cú đá 10.000 lần”.
Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ!
Nhà đầu tư lưu ý
50 Yêu thích
11 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ