24HMoney
Thông báo
menu
menu

Bài của Dương Vĩ

Ảnh đại diện Pro
[BẠN HIỂU THẾ NÀO VỀ FED] PHẦN III
Dear các đọc giả 24hMoney,
Trong bài viết lần này, Dương sẽ chia sẻ với các anh chị nhà đầu tư về một chủ đề đã từng giới tài chính quan tâm liên tục trong Quý 01. Khác với những nội dung mà chắc hẳn ở đây anh chị đã tham khảo trên các mặt báo chí, thì chủ dề Dương chia sẻ ngày hôm nay sẽ chủ yếu xoay quanh về các mục tiêu, lý do và hành động của FED trước các sự kiện mất thanh khoản của 03 ngân hàng: Silicon Valley Bank (SVB), Signature BankSilvergate Bank.
Để bắt đầu cho chuỗi sự kiện mất thanh khoản của hàng loạt các ngân hàng Mỹ trong trường hợp bank-run (người dân ồ ạt đi rút tiền) xảy ra, chúng ta cần phải nhìn lại về quá khứ giai đoạn 2020-2021 khi FED phải xử lý tình trạng suy thoái kinh tế đang diễn ra hậu Covid.
Par III. Sự lũng đoạn trong chính sách hay chiêu trò của FED
Nhìn lại tất cả những gì FED đã làm từ giai đoạn 2020-2023, mọi việc cứ như nằm bên trong lòng bàn tay của ông Cục dữ trự Liên bang Hoa Kỳ, từ cả 02 chính sách điều tiết nền kinh tế, tất cả dường như có một sự liên kết vô hình nào đó. Giảm tỷ lệ dữ trự bắt buộc xuống gần bằng 0% để rồi các ngân hàng Mỹ rơi vào tình cảnh mất thanh khoản, giờ đây lại đứng ra hỗ trợ các ngân hàng Mỹ có tiền trả nợ. Liệu Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ có thực sự là của Hoa Kỳ hay không?
1/. FED bơm tiền hỗ trợ thanh khoản ngân hàng, bất chấp sự ngăn cản từ Chính phủ
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, Janet Yellen nói trước công chúng rằng Chính phủ nước này sẽ không có bất cứ hành động nào để giải cứu SVB, mọi hành động và quyết định dẫn đến hiện tượng mất thanh khoản của Ngân hàng Thung lũng Silicon sẽ do chính ngân hàng này chịu trách nhiệm, hiện tại Chính phủ Mỹ chỉ đang tìm cách hỗ trợ những người gửi tiền chứ không ai khác. Vào ngày 16/03/2023, các chiến lược gia JP Morgan nói rằng: gói hỗ trợ cho vay khẩn cấp của FED có thể bơm 2000 tỷ USD thanh khoản cho thị trường. Giữa bàn dân thiên hạ, khi mọi người đang nghĩ FED sẽ không có các hành động cứu trợ thanh khoản cho các ngân hàng thì bỗng nhiên JP Morgan lại công bố như thế. Và đúng là 01 trong những thế lực hậu thuẫn cho FED, mặc kệ sự ngăn cản từ Bộ Tài chính Mỹ, ngay lập tức FED tung ra các công cụ cho vay tiền của mình bao gồm:
- Cửa sổ chiết khấu (Discount Window):
- Công cụ mua lại đảo ngược (Reverse Repo Facility):
- Công cụ tạm ứng quỹ dữ trự (Standing Liquidity Facility)
- Chương trình cấp vốn kỳ hạn ngân hàng (BTFP, Bank Term Funding Program)
Vậy câu hỏi được nhiều nhà đầu tư đặt ra: Liệu việc FED cho các ngân hàng Mỹ vay để hỗ trợ thanh khoản có tăng tỷ lệ lạm phát trong nước hay không? Câu trả lời là không. Các công cụ cho vay của FED có ý nghĩa khác biệt so với việc FED bơm tiền thông qua chính sách nới lỏng định lượng. Các công cụ cho vay của FED đều yêu cầu các ngân hàng thế chấp bằng chính lượng trái phiếu chính phủ với lãi vay thấp hơn so với mặt bằng chung để các ngân hàng này có thể cầm tiền cho các ngân hàng, hoặc tổ chức khác vay với lãi suất cao hơn để có tiền trả lãi cho FED. Mặc dù việc FED cho vay thế chấp sẽ khiến tài sản của FED tăng, đi ngược với chính sách thắt chặt định lượng (Quantitative Tightening or QT), tuy nhiên về thực tế nó không ảnh hưởng gì đến lạm phát cả Do lạm phát hiện tại xuất phát từ việc chi phí đẩy do chiến tranh của Nga và Ukraine gây ra, nên việc tài sản của FED tăng lên, chỉ đi ngược với chính sách FED đề ra thôi, còn về tác động thực tế thì không.
Việc FED chấp nhận cho các ngân hàng Mỹ vay giai đoạn này, đều đến từ chính sách nới lỏng định lượng mà FED đã thực hiện từ 2020, và chính sách thắt chặt định lượng trong 2022. Việc áp dụng tỷ lệ dữ trự bắt buộc từ 0-0.5% khiến cho các ngân hàng đổ tiền vào trái phiếu chính phủ, để kiềm chế lạm phát FED tăng lãi suất, khiến cho giá trái phiếu giảm, các ngân hàng mất thanh khoản đứng trên bờ vực phá sản. Giờ đây FED lại dang rộng hai tay, cho phép các ngân hàng vay thế chấp để bảo đảm thanh khoản cho các ngân hàng thanh toán lãi và tiền gửi cho khách hàng. Vậy tài sản thế chấp ở đây là gì? Là trái phiếu chính phủ, chứng khoán có bảo đảm và các tài sản có xếp hạng tín dụng cao. Tuy nhiên FED vẫn ưu tiên chọn trái phiếu chính phủ làm tài sản thế chấp của các ngân hàng khi muốn vay tiền từ FED.
Có một thắc mắc chắc hẳn các anh chị ở đây đã nhận ra: Ngân hàng dùng chính tiền gửi của khách hàng để mua trái phiếu chính phủ trong năm 2020, và giờ họ đang phải đi vay tiền và thế chấp bằng trái phiếu chính phủ để trả lãi và tiền gửi cho khách hàng. Trái phiếu chính phủ là giấy ghi nợ của Chính phủ cho người mua trái phiếu. Vậy tại sao Bộ tài chính Mỹ lại không giải cứu các ngân hàng, mà phải để cho FED giải cứu. Rõ ràng với vị thế là ngân hàng Mỹ, tôi cho Mỹ vay tiền, nhưng tới lúc tôi gặp khó khăn Mỹ lại không giúp tôi, có khác gì chính Mỹ đang đạp đổ chén cơm của Mỹ, tất cả đều đã trong sự tính toán của FED.
[BẠN HIỂU THẾ NÀO VỀ FED] PHẦN III. Dear các đọc giả 24hMoney,. Trong bài viết lần này, Dương sẽ chia  ...
2/. FED tăng lãi suất ngày 23/03/2022, quyết tâm kiềm chế lạm phát đến cùng
Vào ngày 23/03/2022, sau khi tăng lãi suất thêm 0.25 điểm lãi suất như đã công bố từ trước. Chủ tịch của FED, ông Jerome Powell đã tuyên bố FED sẽ tiếp tục kiềm chế lạm phát cho đến khi nào tỷ lệ lạm phát của Mỹ về 2%. Mục tiêu lãi suất là 5% vẫn sẽ giữ nguyên, trong thời gian tới sẽ không có bất kỳ thay đổi về vùng lãi suất mục tiêu này, nhưng về thời gian duy trì thì không ai biết được. Bộ trường Bộ tài chính Mỹ, bà Janet Yellen lần này đứng ra bảo vệ các ngân hàng khi nói rằng việc FED tiếp tục giữ lãi suất 5% trong thời gian dài sẽ khiến cho thanh khoản và tín dụng của ngân hàng gặp vấn đề. Bà lưu ý rằng nếu FED tiếp tục hành động như công bố thì hệ thống ngân hàng Mỹ sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng mất thanh khoản. Tuy nhiên, tất cả đều đã nằm trong sự tính toán của FED, thông qua việc mở lại các kênh cho vay của mình để bảo vệ ngân hàng khỏi tình trạng mất thanh khoản. Vì vậy cho dù FED cứ tiếp tục giữ lãi suất điều hành 5% trong thời gian dài thì ngân hàng sẽ không mất thanh khoản, do ngân hàng thay vì phải bán rẻ trái phiếu chính phủ của mình đang nắm giữ qua thị trường thứ cấp để có tiền trả nợ, thì việc thế chấp tài sản có độ tín nhiệm cao cho FED sẽ giúp các ngân hàng vừa có tiền duy trì thanh khoản, vừa trả lãi thấp. Bởi thế mà trong cuộc chơi này, bên mất mát nhiều nhất chính là Mỹ.
Nhờ vào "nỗ lực" kiềm chế lạm phát của FED mà lần đầu tiên trong giới tài chính xảy ra liên tiếp 03 ngân hàng lần lượt phá sản với 01 lý do đơn giản: mất thanh khoản. Về quy mô của 03 ngân hàng này đều không lớn, SVB có tổng tài sản 209 tỷ, Signature có tổng tài sản 118 tỷ và Silvergate chỉ vỏn vẹn 6.8 tỷ. Nhưng đây chỉ đơn thuần là những ngân hàng mở đầu cho một chuỗi các sự kiện trong ngành ngân hàng. FDIC sẵn sàng đứng ra vay từ FED để đảm bảo người gửi tiền có thể rút được tiền, thế còn đằng sau việc 03 ngân hàng này phá sản, tổ chức nào sẽ thâu tóm lượng tài sản còn lại.
Nhìn sang Credit Suisse tại Thuỵ Sĩ, không một ai nghĩ rằng chính ngân hàng này một ngày nào đó lại bị thâu tóm bởi UBS, kể cả việc ngay trước đó Credit Suisse còn được Chính phủ Thuỵ Sĩ hậu thuẫn rằng sẽ sẵn sàng bơm tiền cho anh này nếu hiện tượng bank-run xảy ra. Và chính tin tức này là miếng bánh cực kỳ ngon để khiến cho Ngân hàng Quốc gia Ả rập Xê út (SNB) tự tin bơm tiền vào phút chót cho Credit Suisse thông qua kênh trái phiếu, vì chính SNB cũng biết rằng theo luật phá sản của Thuỵ Sĩ khi một ngân hàng phá sản, trái chủ sẽ là người được trả nợ đầu tiên. Tuy nhiên mọi việc một lần nữa lại nằm trong tay các nhà tài phiệt trong thế giới ngầm, với danh nghĩa ưu tiên bảo vệ cổ đông, sau khi UBS thâu tóm Credit Suisse, cổ đông vẫn sẽ tiếp tục được chuyển đổi cổ phiếu từ Credit Suisse sang UBS còn trái phiếu A1 của Credit Suisse sẽ bị xoá sổ. Và thế là khoản tiền 42 tỷ đô được SNB sử dụng để mua trái phiếu đã tan thành mây khói, các nhà tài phiệt thu về cho mình 42 tỷ đô la.
[BẠN HIỂU THẾ NÀO VỀ FED] PHẦN III. Dear các đọc giả 24hMoney,. Trong bài viết lần này, Dương sẽ chia  ...
End de Par III
Nhà đầu tư lưu ý
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,259.82 -2.94 (-0.23%)
prev
next
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ