24HMoney
Thông báo
menu
menu

Bài của Dương Vĩ

Ảnh đại diện Pro
[BẠN HIỂU THẾ NÀO VỀ FED] PHẦN II
Dear các đọc giả 24hMoney,
Trong bài viết lần này, Dương sẽ chia sẻ với các anh chị nhà đầu tư về một chủ đề đã từng giới tài chính quan tâm liên tục trong Quý 01. Khác với những nội dung mà chắc hẳn ở đây anh chị đã tham khảo trên các mặt báo chí, thì chủ dề Dương chia sẻ ngày hôm nay sẽ chủ yếu xoay quanh về các mục tiêu, lý do và hành động của FED trước các sự kiện mất thanh khoản của 03 ngân hàng: Silicon Valley Bank (SVB), Signature BankSilvergate Bank.
Để bắt đầu cho chuỗi sự kiện mất thanh khoản của hàng loạt các ngân hàng Mỹ trong trường hợp bank-run (người dân ồ ạt đi rút tiền) xảy ra, chúng ta cần phải nhìn lại về quá khứ giai đoạn 2020-2021 khi FED phải xử lý tình trạng suy thoái kinh tế đang diễn ra hậu Covid.
[BẠN HIỂU THẾ NÀO VỀ FED] PHẦN II. Dear các đọc giả 24hMoney,. Trong bài viết lần này, Dương sẽ chia  ...
Par II. Nỗ lực kiềm chế lạm phát và tác dụng phụ đến từ chính sách thắt chặt tiền tệ của FED giai đoạn 2022-2023
Bắt đầu từ tháng 03 năm 2022, FED bắt đầu tăng lãi suất và tính đến thời điểm hiện tại đã có 07 đợt tăng lãi suất. Lãi suất hiện tại của FED là 4.25%-4.5%, đồng thời đây cũng là mức cao nhất từ cuối năm 2007. FED đã từng thông báo rằng sẽ tiếp tục tăng lãi suất đến khi tỷ lệ lạm phát về mức 2%, cho thấy quyết tâm kiềm chế lạm phát của mình. Tuy nhiên tác dụng phụ của việc tăng lãi suất đã dần xuất hiện, và viên gạch đầu tiên rơi xuống chính là SVB.
1/. Tại sao không một nhà đầu tư nào quan tâm đến sự kiện SVB
Đã từ rất lâu rồi, kể từ lần đại khủng khoảng kinh tế của Mỹ năm 2008 khi Ngân hàng Lehman Brothers chính thức vỡ nợ, một lần nữa lại tiếp tục xuất hiện 01 ngân hàng Mỹ phá sản. Nhìn vào quy mô của SVB, nhiều người sẽ nghĩ rằng SVB là một ngân hàng nhỏ khi chỉ đứng thứ 20 trong xếp hạng các ngân hàng tốt nhất tại Mỹ theo Forbes, trong đó tổng tài sản của ông này chỉ vỏn vẹn 212 tỷ đô chiếm 0.9% tổng tài sản của tất cả các ngân hàng Mỹ hiện tại (23,000 tỷ đô). So với quy mô của Lehman Brothers lúc bấy giờ chiếm đến 5.5% tổng tài sản của tất cả các ngân hàng Mỹ (tổng tài sản của Lehman Brothers 2008 là 639 tỷ, của tất cả các ngân hàng Mỹ là 11,000 tỷ) thoạt qua anh chị và nhiều nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng việc SVB phá sản sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường tài chính. Nhưng không, sau viên gạch đầu tiên rơi xuống thì các viên gạch khác cũng dần rơi theo như hiệu ứng domino vậy, SVB phá sản rồi thì đến Signature Bank phá sản, rồi sẽ tới Silvergate phá sản.
[BẠN HIỂU THẾ NÀO VỀ FED] PHẦN II. Dear các đọc giả 24hMoney,. Trong bài viết lần này, Dương sẽ chia  ...
Chỉ vỏn vẹn đúng tháng 03 mà tất cả các nhà đầu tư trên thị trường tài chính cùng chứng kiến liên tiếp 03 ngân hàng Mỹ phá sản. Thực hay, việc một ngân hàng phá sản không phải là 01 sự kiện giản đơn, chẳng qua vì gần đây chúng ta đều cùng chứng kiến và trải qua quá nhiều các sự kiện tồi tệ liên tiếp xảy ra mà chúng ta không hề ngờ tới (hiện tượng này được gọi là thiên nga đen). Dẫn đến cách nhìn nhận của chúng ta về một sự kiện xảy ra trong giới tài chính nó phải thật tồi tệ thì nó mới ảnh hưởng đến thị trường. Trong khi theo lý thuyết, việc một ngân hàng bỗng lăn đùng ra chết là một sự kiện cực kỳ quan trọng, chắc hẳn đã có điều gì đó dẫn đến việc này và khi một ngân hàng phá sản, thanh khoản trên hệ thống tài chính sẽ bị ảnh hưởng, và đó là một chuỗi sự kiện mà chúng ta cần phải dự đoán sắp tới. Tuy nhiên, sau khi trải qua năm 2022 các nhà đầu tư chẳng màng để ý đến điều đấy nữa.
2/. Cách Ngân hàng Thung lũng Silicon phá sản
Để nói về nguyên do tại sao Ngân hàng Thung Lũng Silicon hay SVB phá sản thì chắc hẳn hầu hết các anh chị nhà đầu tư ở đây đều đã được cập nhật thông tin, vì vậy mà Dương chỉ tổng kết qua một số ý chính trong vấn đề này và liên kết với chính nới lỏng định lượng của FED mà Dương đã chia sẻ ở trên. SVB phá sản vì hiện tượng mất thanh khoản khi hiện tượng bank-run xảy ra, mọi việc bắt đầu khi FED tăng lãi suất tham chiếu, lãi suất là kẻ thù của thị trường tài chính Mỹ, lãi suất tăng thì giá trái phiếu giảm, ngân hàng lỗ, lãi suất tăng thì thị trường chứng khoán giảm, nhà đầu tư lỗ, lãi suất tăng thì doanh nghiệp phải trả lãi vay cao hơn, doanh nghiệp lỗ. Thế bây giờ doanh nghiệp cần tiền để sống còn trong thời kỳ suy thoái kinh tế, không vay được vì phải trả lãi cao, thì phải làm gì bây giờ đây? Đi rút tiền. Thế là hàng loạt các ông startup công nghệ của Mỹ bắt đầu rủ nhau đi rút tiền.
Đứng trước vị thế là SVB, tài sản đảm bảo là trái phiếu chính phủ thì giảm do lãi suất tăng, trong khi đó thời gian đáo hạn thì lên đến 10 năm, do phải đầu tư kỳ hạn càng lâu thì mới có tiền trả lãi tiền gửi. Muốn bán thì cũng phải bán qua thị trường thứ cấp, vừa lỗ vừa chả ai mua, nền kinh tế đang suy thoái, giá trái phiếu đang giảm, sẽ không một ai đâm đầu vào trái phiếu chính phủ làm gì cả. Thế là tự nhiên tài sản có thanh khoản cao nhất lại trở thành tài sản có thanh khoản thấp nhất, không bán được tài sản ra ngoài, lượng tiền mặt chỉ có 0.5% trên tổng tài sản chắc chắn sẽ không đủ để trả nợ. SVB chậm trễ trong quá trình trả nợ cho doanh nghiệp, thêm media tung tin ví dụ như trên twitter: Nhà tỷ phú Đức từng viết cuốn sách được cho là kim chỉ nam dành cho các nhà khởi nghiệp "From Zero to One", Peter Thiel cảnh báo trên twitter: SVB đang gặp vấn đề về thanh khoản, hãy đi rút tiền đi. Thế là trong lúc SVB đang tìm cách giãn thời gian trả nợ cho các doanh nghiệp, hiện tượng bank-run đã xảy ra, SVB vỡ nợ công bố phá sản, công ty mẹ là SVB Financial Group cũng phá sản theo. Người dân thì hy vọng được FDIC trả tiền, Peter Thiel thì khoe trên twitter cách ông đã rút tiền ra cách đây vài tháng trước.
[BẠN HIỂU THẾ NÀO VỀ FED] PHẦN II. Dear các đọc giả 24hMoney,. Trong bài viết lần này, Dương sẽ chia  ...
End de Par II
Nhà đầu tư lưu ý
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,260.50 -2.26 (-0.18%)
prev
next
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ