menu
24hmoney

Bài của Dương Vĩ

Ảnh đại diện Pro
[BẠN HIỂU THẾ NÀO VỀ FED] PHẦN I
Dear các đọc giả 24hMoney,
Trong bài viết lần này, Dương sẽ chia sẻ với các anh chị nhà đầu tư về một chủ đề đã từng giới tài chính quan tâm liên tục trong Quý 01. Khác với những nội dung mà chắc hẳn ở đây anh chị đã tham khảo trên các mặt báo chí, thì chủ đề Dương chia sẻ ngày hôm nay sẽ chủ yếu xoay quanh về các mục tiêu, lý do và hành động của FED trước các sự kiện mất thanh khoản của 03 ngân hàng: Silicon Valley Bank (SVB), Signature BankSilvergate Bank.
Để bắt đầu cho chuỗi sự kiện mất thanh khoản của hàng loạt các ngân hàng Mỹ trong trường hợp bank-run (người dân ồ ạt đi rút tiền) xảy ra, chúng ta cần phải nhìn lại về quá khứ giai đoạn 2020-2021 khi FED phải xử lý tình trạng suy thoái kinh tế đang diễn ra hậu Covid.
[BẠN HIỂU THẾ NÀO VỀ FED] PHẦN I. Dear các đọc giả 24hMoney,. Trong bài viết lần này, Dương sẽ chia  ...
Par I. Phục hồi nền kinh tế Mỹ sau đại dịch Covid-19 và chính sách tiền tệ của FED giai đoạn 2020-2021
Vào năm 2020, Cục Dữ trữ Liên Bang Mỹ (Federal Reserve viết tắt là FED) đã hành động để cứu nền kinh tế của Mỹ lúc bấy giờ khỏi suy thoái giai đoạn hậu đại dịch Covid-19 có thể kể đến như:
- Giảm lãi suất cơ bản xuống mức 0-0.25%
- Mua một lượng lớn trái phiếu kho bạc Mỹ, và chứng khoán bảo đảm
- Hỗ trợ các ngân hàng thương mại thông qua REPO và các dịch vụ cho vay khẩn cấp
- Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua chương trình cho vay doanh nghiệp
Trong các hành động đã nêu trên, tất cả đều đến từ 01 chính sách mà FED đã dùng để vực dậy nền kinh tế Mỹ từ cuộc khủng hoảng nền kinh tế 2008 đến cuộc suy thoái kinh tế hậu covid trong năm 2020. Đó là chính sách nới lỏng định lượng hay còn được gọi là QE (Quantitative Easing). Vậy chính sách này của FED có những gì để khiến cho nền kinh tế Mỹ vực dậy sau suy thoái, và khiến cho hàng loạt các ngân hàng tại Mỹ sau này rơi vào nguy cơ mất thanh khoản.
[BẠN HIỂU THẾ NÀO VỀ FED] PHẦN I. Dear các đọc giả 24hMoney,. Trong bài viết lần này, Dương sẽ chia  ...
Tại đây, Dương sẽ nêu ra 02 ý chính trong các chính sách hiện đang có tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế của Mỹ trong bối cảnh hiện tại:
1/. Giảm lãi suất cơ bản xuống mức 0%-0.5% và mua một lượng lớn trái phiếu kho bạc Mỹ
Trong tình trạng nền kinh tế suy thoái thì đây là một tín hiệu cực kỳ tích cực cho Mỹ, khi FED quyết định bơm tiền liên tục ra ngoài thị trường để kích nhu cầu chi tiêu và tiêu thụ của người dân Mỹ, cũng như đẩy mạnh các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và đúng thật, lúc bấy giờ hàng loạt các ngân hàng tại Mỹ liên tục đẩy mạnh việc cho vay nhằm bơm tiền cho nền kinh tế ở ngay bờ vực suy thoái. Và anh chị nhà đầu tư đã từng đọc bài của Dương hãy nhớ lại nguyên tắc tín dụng của nền kinh tế: "Khi chi tiêu của người này sẽ là thu nhập của người khác, khi có tín dụng, chi tiêu người này sẽ cao hơn thu nhập và cũng tương tự, chi tiêu của người này lại là thu nhập của người khác, nền kinh tế tăng trưởng theo cấp số nhân", cũng chính hành động này của FED đã giúp cho Mỹ vực dậy trở lại, trở thành nước có nhiều startup công nghệ lúc bấy giờ. Vào lúc này, lượng tiền bên ngoài đã nhiều, các startup liên tục dùng dự án của mình để kêu gọi các quỹ mạo hiểm đổ tiền vào, dẫn đến số tiền thực dùng để phát triển dự án chỉ bằng 1/10 so với số tiền họ nhận được. Và giờ đây mới là lúc mọi chuyện của tương lai mới bắt đầu.
Đứng dưới cương vị các startup, khi cầm một lượng tiền lớn trong tay thì giờ mình làm gì nhỉ? Giờ mà đem tiền đi đầu tư thi cũng không thể đập hết vào được, vì nhỡ có lỗ thì vừa mất tiền, vừa mang tiếng startup làm ăn thua lỗ. Đem đi đầu tư trái phiếu chính phủ thì cũng không ổn, nền kinh tế mới phục hồi vẫn chưa ổn định, nhỡ suy thoái thì bán ra lại lỗ mất. Thôi thì tôi đem tiền đi đập vào ngân hàng, vừa có bảo hiểm tiền gửi, nhỡ sau này mệnh hệ gì thì FDIC (cơ quan bảo hiểm tiền gửi ngân hàng) đứng ra trả lại tiền cho người gửi, thế thì quá hay rồi. Và thế là các startup nhà nhà đem tiền đi gửi tiết kiệm.
2/. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc của các ngân hàng Mỹ hạ xuống 0-0.5%
Thế còn ngân hàng? Họ nhận được một lượng lớn tiền gửi, chả phải là điều quá tuyệt vời hay sao. Nhưng không, họ không thể nào đem cục tiền đấy cho vay được, vì giai đoạn này nhà nhà ai cũng có tiền, thị trường chứng khoán thì tăng mạnh, ai đâu vay tiền làm cái gì nữa, startup tiền chồng thành đống phải đem gửi ngân hàng nên họ cũng đâu cần phải vay. Đã vậy theo chính sách nới lỏng định lượng của FED, tỷ lệ dữ trự bắt buộc của các ngân hàng tại Mỹ bằng 0%-0.5%, tức là có bao nhiêu tiền phải đẩy vào thị trường tài chính hết, tiền mặt chỉ được giữ lại 0.5% hoặc không giữ. Thế bây giờ bài toán của các startup lại một lần nữa lặp lại cho các ngân hàng tại Mỹ, tiền đem đi đâu bây giờ? Không cho vay mà cũng không dự trữ được, chưa kể phải trả lãi đáo hạn tiền gửi nữa, lấy đâu ra tiền mà trả. Thu nhập của ngân hàng gọi là thu nhập lãi ròng, cả tên gọi đều nói rõ ngân hàng ăn trên phí dịch vụ và lãi vay, mà hiện tại phí dịch vụ thì không đủ để trả lãi tiền gửi, lãi vay thì không có do không cho vay được, thì chỉ có đem đi đầu tư mới có lãi để trả cho bọn gửi tiền thôi.
Và thế là các ngân hàng quyết định đem hết lượng tiền vừa nhận được đem vào đầu tư, vậy một câu hỏi nữa được đặt ra: Đầu tư cái gì bây giờ? Ngân hàng thì phải đề phòng rủi ro cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác, do phải trả cả lãi và tiền gửi cho khách, nếu chẳng may lỗ thì mất thanh khoản. Vì thế để các ngân hàng đổ hết tiền vào đầu tư trên thị trường chứng khoán là điều không thể, bất động sản thì càng không. --Đọc tới đây chắc hẳn nhiều anh chị sẽ nghĩ rằng tại sao các startup và ngân hàng lại không đầu tư bất động sản ngay từ lúc đầu? Anh chị có thể hiểu, lượng tiền dư của cả ngân hàng và startup phải đem vào chỗ nào có thanh khoản cao nhất, nếu đầu tư bất động sản, khi cần bán ra để xử lý các vấn đề như startup không thể đi vay vì lãi suất cao, hay ngân hàng cần bán tài sản đảm bảo để đáo hạn tiền gửi, thì bất động sản sẽ không có thanh khoản cao như tiền gửi ngân hàng, trái phiếu chính phủ và cổ phiếu-- May thay nhờ vào chính sách nới lỏng định lượng của FED, khi hạ lãi suất tham chiếu về 0% và tích cực gom trái phiếu chính phủ đã khiến cho giá trái phiếu tăng mạnh, vì vậy buộc các ngân hàng phải phần lớn tiền của họ vào trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài nhất, chỉ có như vậy thì lãi trái phiếu mới đủ để trả lãi tiền gửi ngân hàng cho các doanh nghiệp gửi tiền. Và cũng vì hành động này của các ngân hàng, chính sách nới lỏng định lượng của FED đã chính thức đưa các ngân hàng vào tình trạng mất thanh khoản trong tương lai.
End de Par I
Nhà đầu tư lưu ý
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

1,268.66

(0.00%)

Biểu đồ mã VN-INDEX
4 Yêu thích
1 Bình luận 1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ