menu
24hmoney

Bài của Dương Vĩ

Ảnh đại diện Pro
[BẠN HIỂU THẾ NÀO VỀ FED] PHẦN CUỐI
Dear các đọc giả 24hMoney,
Trong bài viết lần này, Dương sẽ chia sẻ với các anh chị nhà đầu tư về một chủ đề đã từng giới tài chính quan tâm liên tục trong Quý 01. Khác với những nội dung mà chắc hẳn ở đây anh chị đã tham khảo trên các mặt báo chí, thì chủ đề Dương chia sẻ ngày hôm nay sẽ chủ yếu xoay quanh về các mục tiêu, lý do và hành động của FED trước các sự kiện mất thanh khoản của 03 ngân hàng: Silicon Valley Bank (SVB), Signature BankSilvergate Bank.
Để bắt đầu cho chuỗi sự kiện mất thanh khoản của hàng loạt các ngân hàng Mỹ trong trường hợp bank-run (người dân ồ ạt đi rút tiền) xảy ra, chúng ta cần phải nhìn lại về quá khứ giai đoạn 2020-2021 khi FED phải xử lý tình trạng suy thoái kinh tế đang diễn ra hậu Covid.
[BẠN HIỂU THẾ NÀO VỀ FED] PHẦN CUỐI. Dear các đọc giả 24hMoney,. Trong bài viết lần này, Dương sẽ chia  ...
PAR IV. FED đã làm được gì trong 04 năm qua và liệu FED có thuộc về Mỹ như tên gọi?
Trong 04 năm qua, tưởng chừng FED đã luôn làm rất tốt công việc điều tiết nền kinh tế Mỹ thông qua chính sách nới lỏng định lượng và thắt chặt định lượng. Nhưng nếu nhìn lại 01 cách kỹ càng, thì cả 02 chinh sách này đây chính là 02 đoạn mở bài và kết bài cho một kế hoạch phá huỷ gián tiếp hệ thống ngân hàng toàn cầu. Và nơi bắt đầu kế hoạch này cũng chính là nơi mà đứa con không đội trời chung FED ra đời. Chính xác đó chính là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (The United States of America).
1/. Sự ra đời của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ
"Mỹ đã luôn là một miếng thịt béo bở" đó là câu nói của Nathan Rothschild kể từ khi Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được Quốc hội Mỹ thông qua và chính thức cắt đứt mối quan hệ chính trị với đế quốc Anh. Vì chính gia tộc quyền lực này đang bằng mọi cách phải thâu tóm được quyền điều khiển chính trị trên toàn thế giới bằng chính hệ thống ngân hàng mà gia tộc Rothschild đã khai sinh ra: Hệ thống Ngân hàng Trung ương. Để bảo vệ sự tự do cho chính đất nước Mỹ, đã nhiều đời tổng thống phải "thay nhau" qua đời, đến mức người ta thống kê rằng tỷ lệ hi sinh của các chiến sĩ trong Chiến tranh thế giới thứ 02 còn thấp hơn tỷ lệ các vị tổng thống Mỹ sống sót trong chính nhiệm kỳ của mình.
[BẠN HIỂU THẾ NÀO VỀ FED] PHẦN CUỐI. Dear các đọc giả 24hMoney,. Trong bài viết lần này, Dương sẽ chia  ...
Người ta biết đến tổng thống Abraham Lincoln chủ yếu là vì ông đã kết thúc chế độ nô lệ độc tài và thống nhất 02 miền Bắc và Nam, nhưng liệu có ai đã biết rằng chính Albraham Lincoln là vị tổng thống đầu tiên xoá nợ hoàn toàn cho Hoa Kỳ và khai sinh ra tiền giấy. Nhiều người tưởng rằng sát thủ ám sát tổng thống Lincoln là vì ông đã giải phóng chế độ nô lệ tại miền Nam, nhưng ít ai biết được rằng người ta ám sát ông vì chính ông đã phá hoại kế hoạch độc chiếm nước Mỹ của gia tộc Rothschild. Vụ việc tương tự xảy đối với vị tổng thống viết bản tuyên ngôn độc lập Jerfferson, tương tự với Kennedy và các vị tổng thống yêu nước khác.
[BẠN HIỂU THẾ NÀO VỀ FED] PHẦN CUỐI. Dear các đọc giả 24hMoney,. Trong bài viết lần này, Dương sẽ chia  ...
Gia tộc Rothschild nổi tiếng với hệ thống Ngân hàng Trung ương của mình, khi dòng dõi của dòng tộc này rải rác khắp các nước châu Âu thành lập các Ngân hàng Trung ương thâu tóm trái phiếu chính phủ của chính quốc gia đó và từ đó họ có tiếng nói trong các quyết định của chính phủ các nước đó. Gia tộc Rothschild chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền và mở rộng dòng dõi của mình sang các quốc gia khác. Vì vậy họ chỉ cần nắm vừa đủ lượng trái phiếu chính phủ của các nước sở tại để khi gia tộc này bắt đầu lên kế hoạch nắm quyền tại quốc gia đó thì họ sẽ xả lượng trái phiếu đó ra và gây áp lực lên chính phủ nước này. Vậy tại sao Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ lại không được gọi là Ngân hàng Trung ương Mỹ? Vì cuộc chiến giữa gia tộc này đã trải qua nhiều đời tổng thống, người dân Mỹ lúc này đã ý thức được các ngân hàng trung ương không tốt đẹp gì.
Vì vậy, sau khi gia tộc Rothschild đã nắm được quyền điều khiển đất nước thông qua vị tổng thống được chọn, họ đã có 01 cuộc họp cùng với các nhà tài phiệt khác để chọn ra cái tên cũng như đưa ra các chính sách điều hành để người dân Mỹ thấy được Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là của người Mỹ. Và cũng vì cơ quan này được mang tiếng là của người Mỹ, nên các chính sách của FED độc lập hoàn toàn với quốc hội, đồng nghĩa với việc đây sẽ là một cơ quan hoạt động hoàn toàn độc lập, không chịu sự chia phối của Mỹ. Và cũng vì thế mà FED đã có trong mình một món vũ khí độc nhất vô nhị, đó chính là quyền được thay đổi lãi suất điều hành. Vì thế mà chúng ta đã thấy được nhiều lần bộ tài chính Mỹ và FED có ý kiến trái ngược nhau, và đương nhiên cũng chính bản thân họ cũng không thay đổi được FED vì những sai lầm của các vị tổng thống tiền nhiệm.
[BẠN HIỂU THẾ NÀO VỀ FED] PHẦN CUỐI. Dear các đọc giả 24hMoney,. Trong bài viết lần này, Dương sẽ chia  ...
2. FED đã làm được gì trong 04 năm qua từ năm 2020-2023
Nhờ vào chính sách nới lỏng định lượng trong năm 2020, FED đưa các ngân hàng Mỹ vào các thòng lọng trái phiếu chính phủ. Việc giảm lãi suất tham chiếu về gần bằng 0% và bơm tiền thông qua kênh trái phiếu đã khiến cho giá trái phiếu tăng mạnh, lãi suất trái phiếu cao. Đây gần như được xem là một khoản đầu tư hoàn hảo cho giới đầu tư nói chung, và cho ngân hàng nói riêng. Khi một khoản đầu tư được xem là cực kỳ an toàn, giờ đây lại đem về cho các ngân hàng lợi tức cao thì đương nhiên họ sẽ sẵn sàng đổ tiền vào mặc kệ thời gian sau này có xảy ra chuyện gì. Chưa bao gồm việc FED giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống gần bằng 0%, để đảm bảo việc ngân hàng sẽ không thể dữ trữ nhiều tiền mặt trong hệ thống, trong tình cảnh tiền trên tay không giữ được nhiều, các ngân hàng thường có xu hướng mù mờ trong quyết định, dẫn đến việc tài sản đảm bảo của các ngân hàng Mỹ đều đổ vào trái phiếu chính phủ thay vì phải chia đều ra sang các khoản đầu tư có thanh khoản cao khác.
Năm 2022, FED áp dụng chính sách thắt chặt định lượng để kiềm chế lạm phát đến từ chi phí đẩy sau khi giá dầu thế giới vượt đỉnh 100 đô/ thùng do Nga đóng cả 02 đường ống dẫn dầu Nord Stream 01 và 02. Chính sách này hút ròng lượng tiền mặt dự trữ ít ỏi của các ngân hàng Mỹ khi các doanh nghiệp bắt đầu gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh sản xuất phải ra ngân hàng rút về lượng tiền gửi ngân hàng từ năm 2020 dể tiếp tục duy trì sự sống cho doanh nghiệp. Điểm rơi của của chính sách này vào năm 2023, sau khi một số ngân hàng bắt đầu có dấu hiệu cạn tiền mặt và rơi vào tình trạng mất thanh khoản nếu trước đó họ bỏ hết trứng vào trong một rỗ trái phiếu. Mà lãi suất lại là kẻ thù của trái phiếu, lãi suất tăng thì giá trái phiếu giảm, thời gian đáo hạn thì dài, buộc các ngân hàng phải bán tại các thị trường thứ cấp để giữ thanh khoản. Và khi càng nhiều ngân hàng bán trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu lại càng giảm, khi đó cung lớn hơn cầu, thanh khoản cạn dần dẫn đến kết cục như SVB vỡ nợ, công bố phá sản. Và cứ mỗi một ngân hàng phá sản thì FDIC sẽ đứng ra thu hồi tài sản, và vay FED để đảm bảo quyền lợi rút tiền của người gửi tiền. Cuối cùng thì tiền đi từ FED cũng sẽ vào lại FED.
Tuy nhiên, nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ không phải là cách hay vì phải qua một trung gian là FDIC thì FED mới thu được tiền về. Và đương nhiên nếu FED tự động đứng ra cho các ngân hàng Mỹ vay tiền thì sẽ đi ngược với chính sách thắt chặt tiền tệ cũng như những nỗ lực kiềm chế lạm phát mà FED đã cố gắng thể hiện trước người dân Mỹ, rằng Cục Dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ đang cố gắng ổn định nền kinh tế vì người dân Hoa Kỳ. Vì vậy mà một tín hiệu cứu trợ đã bắn lên cho các nhà tài phiệt ngầm trong giới ngân hàng, ngay lập tực JP Morgan đã nhận được tín hiệu và công bố trước người dân Mỹ: Gói hỗ trợ cho vay khẩn cấp của FED có thể bơm 2000 tỷ đô thanh khoản cho thị trường. Đã có căn cứ để thực hiện, FED tiến hành mở lại các công cụ cho vay mang danh nghĩa hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Giờ đây thay vì FED thu tiền về từ các khoản vay của FDIC thì FED thu trực tiếp từ chính các ngân hàng đang đứng trên bờ vực mất thanh khoản. Sau đó, cơ quan này vẫn có thể tiếp tục chặng đường tăng lãi suất đến mục tiêu 5% và quyết tâm đưa tỷ lệ lạm phát của Mỹ về 2%, vừa thu tiền lãi cho vay đối với các ngân hàng Mỹ. Bởi vì càng giữ lãi suất ở mức cao, chi phí tài chính của doanh nghiệp ngày càng cao, buộc các doanh nghiệp phải đi rút tiền về để tiếp tục hoạt động kinh doanh, dẫn đến việc càng nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng mất thanh khoản và xoè tay vay tiền FED.
Như Dương đã nói về quy tắc của giới tài phiệt ngầm, họ không cần phải làm bá chủ, họ chỉ quan tâm đến việc mở rộng quy mô và kiếm càng nhiều tiền hơn về cho mình. Còn việc tại sao Dương lại nói JP Morgan đứng ra gián tiếp hỗ trợ FED thì FED chính là công cụ kiếm tiền của giới tài phiệt, còn về những nhà tài phiệt đứng sau FED là ai thì anh chị chỉ cần xem top 10 các chủ nợ nắm nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ nhất theo thống kê từ tháng 06/2022. Danh sách này không bao gồm toàn bộ tất cả các nhà tài phiệt đang đứng sau lưng FED và điều tết nền kinh tế toàn cầu, mà chỉ bao gồm những nhà tài phiệt Mỹ và một nhánh nhỏ của gia tộc Rothschild:
- Cục Dự Trữ Liên Bang (Fed): 5.335 nghìn tỷ USD
- JPMorgan Chase & Co.: 228.7 nghìn tỷ USD
- Bank of America Corporation: 211.9 nghìn tỷ USD
- Citigroup Inc.: 192.8 nghìn tỷ USD
- Wells Fargo & Company: 153.4 nghìn tỷ USD
- Goldman Sachs Group Inc.: 113.9 nghìn tỷ USD
- Morgan Stanley: 109.6 nghìn tỷ USD
- U.S. Bancorp: 64.8 nghìn tỷ USD
- Charles Schwab Corporation: 62.4 nghìn tỷ USD
- PNC Financial Services Group Inc.: 54.7 nghìn tỷ USD
[BẠN HIỂU THẾ NÀO VỀ FED] PHẦN CUỐI. Dear các đọc giả 24hMoney,. Trong bài viết lần này, Dương sẽ chia  ...
Tổng kết
Mong các đọc giả sau khi đọc bài viết lần này của Dương có thể hiểu được phần nào các nguyên nhân và ý nghĩa từ các hoạt động của FED trong 04 năm gần đây. Và Dương cũng mong muốn anh chị không nên cảm thấy quá tiêu cực về thị trường tài chính trên thế giới. Từ bài viết lần này, Dương muốn các anh chị nhà đầu tư nhà mình có thể phần nào hiểu được cách hoạt động, mục đích của FED từ đó giúp anh chị có thể tự dự đoán được các hành động của FED qua các lần tuyên bố trong thời gian tới, góp phần giúp anh chị có được cho mình một chiến lược đầu tư riêng, vừa cân đối được tỷ trọng trong danh mục, vừa bắt đúng nhịp của thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn là thị trường non trẻ khi chỉ mới 23 năm tuổi, vì vậy các biến động từ thị trường chứng khoán 229 năm tuổi như Mỹ sẽ thường ảnh hưởng đến các thị trường trẻ như Việt Nam.
Một lần nữa Dương cảm ơn các anh chị nhà đầu tư đã đọc lá thư này! Chúc anh chị luôn thành công trong chặng đường đầu tư của mình!
End de Dernier
Nhà đầu tư lưu ý
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

1,268.66

-12.52 (-0.98%)

Biểu đồ mã VN-INDEX
2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ