Nếu như Charles Dow được coi là cha đẻ của phương pháp phân tích kỹ thuật mà ngày nay chúng ta đang sử dụng, thì Wyckoff lại được xem là cha đẻ của phương pháp phân tích khối lượng và giá.
Qua nhiều năm nghiên cứu và làm việc trên phố Wall, ông tin rằng sự dịch chuyển của giá dựa trên các nguyên tắc căn bản về cung cầu, và thông qua mối quan hệ với khối lượng giao dịch, chúng ta có thể dự đoán được hướng đi tương lai của giá.
Đây là nguyên tắc cốt lõi của phương pháp Wyckoff, là nguyên nhân đầu tiên và cũng là quan trọng nhất. Quy luật cung cầu quyết định chiều hướng của giá cả. Khi cầu lớn hơn cung, giá sẽ tăng, và khi cung lớn hơn cầu, giá sẽ giảm. Bạn có thể nghĩ đơn giản về quy luật này như: Cầu là người mua, cung là người bán, và khi có nhiều người mua hơn người bán, nghĩa là hàng hóa có nhu cầu cao và giá cũng cao hơn. Ngược lại, hàng hóa sẽ tăng khi có nhiều người bán hơn người mua, tức là khi cầu giảm, giá hàng hóa giảm.
2. Quy luật Nguyên nhân - Kết quả
Đây là nguyên tắc rất thú vị trong hệ thống phương pháp của Wyckoff.
Ông quy ước rằng 1 hành động giá đều phải bắt đầu từ 1 nguyên nhân trước đó. Ví dụ đơn giản rằng một cổ phiếu muốn bước vào một giai đoạn tăng giá sẽ luôn phải trải qua quá trình tích lũy. Và ngược lại quá trình phân phối sẽ là nguyên nhân cho quá trình giảm giá phía đằng sau. Muốn tăng giá đủ mạnh cổ phiếu cần một quá trình tạo nguyên nhân đủ lớn.
Việc phân tích chuỗi hành động giá diễn ra phía trước sẽ giúp chúng ta dự đoán đươc chuỗi hành động giá diễn ra tiếp theo, từ đó sẽ đưa ra quyết định mua hoặc bán thật hợp lý..
Ví dụ một cổ phiếu có quá trình tích lũy kéo dài, sau đó có sự kiệt về thanh khoản,thì rất có sẽ là 1 nhịp tăng giá của cổ phiếu liền sau đó.
Vậy điều kiện để xảy ra quá trình tăng giá là gì? Khi và chỉ khi có quy luật số 3.
3. Quy luật Nỗ lực - Kết quả
Quy luật thứ 3 này cũng tương tự như định luật thứ 3 của Newton. Mỗi một hành động đều có 1 phản ứng cân bằng và ngược lại với nó. Nói theo cách khác, mỗi 1 hành động giá trên biểu đồ đều phải phản ánh khối lượng đằng sau nó. Với 1 nỗ lực ( ở đây là volume) thì sẽ có 1 kết quả ( ở đây là hành động giá).
Và với việc phân tích từng thanh giá, chúng ta sẽ khám phá ra khi nào quy luật này được duy trì. Nếu có sự tương đồng giữa khối lượng và hành động giá, chúng ta có thể tiếp tục duy trì nhận định của chúng ta cho thanh giá tiếp theo. Ngược lại, nếu có sự khác biệt giữa khối lượng và hành động giá, chúng ta cần tìm hiểu tại sao và xem xét lại nhận định của mình.
Nhưng tôi tin rằng, ba quy luật này, được tạo bởi 1 tượng đài của phố Wall, thì nếu nghiên cứu sâu, chúng ta sẽ tìm được chìa khóa để có thể đọc hiểu và nắm bắt được nhịp đập của thị trường. Và hành trình này, sẽ tiếp tục trong các phần tiếp theo.
Chia sẻ thông tin hữu ích