24HMoney
Thông báo
menu
menu

Bài của Nhật Anh

Ảnh đại diện
Chỉ số VN-Index chốt phiên 3/3 tăng 0,03%, đóng cửa ở mức 1.186,95 điểm. Giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 18.026 tỷ, giảm 2,6% so với phiên 2/3. Độ rộng thị trường cải thiện so với phiên liền trước với tỉ lệ cổ phiếu tăng điểm so với cổ phiếu giảm điểm là 270-168.
Đáng chú ý, nhà đầu tư cá nhân mua mạnh cổ phiếu vốn hóa nhỏ trong khi nước ngoài bán ròng phiên thứ 9 liên tiếp.
Hiện tượng "săn" cổ phiếu thị giá thấp chỉ là do tâm lý nhất thời
Hiện tượng nhà đầu tư cá nhân tăng mua cổ phiếu nhỏ trên sàn HoSE thể hiện qua dữ liệu về số lượng lệnh đặt mua và khối lượng đặt mua cổ phiếu trong nhóm vốn hóa nhỏ với đại diện là chỉ số VNSML cao nhất từ ngày 7/1/2021 đến nay, tăng lần lượt 19% và 38% so với phiên liền trước với tổng giá trị khớp lệnh tăng 12%.
Lực mua mạnh cổ phiếu nhỏ cũng làm giá các cổ phiếu này tăng vượt trội so với thị trường, chỉ số VNSML tăng 1,59% phiên 3/3 trong khi VN-Index chỉ tăng 0,03%.
Các cổ phiếu dưới mệnh giá thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư cá nhân. Trong phiên vừa qua, có tới 15/30 cổ phiếu tăng trần và tăng mạnh nhất trên HoSE là các cổ phiếu có giá tham chiếu trong ngày dưới mệnh giá.
Diễn biến này được cho là có liên quan đến đề xuất nâng lô giao dịch tối thiểu trên sàn HoSE lên 1.000 cổ phiếu. Nếu đề xuất này được thực hiện, các nhà đầu tư cá nhân sẽ gặp khó trong việc mua các cổ phiếu có thị giá cao; chẳng hạn, để mua cổ phiếu MWG qua phương thức khớp lệnh trên sàn HoSE với thị giá chốt phiên giao dịch gần nhất phải bỏ ra ít nhất 136,2 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo nhận định của hãng phân tích dữ liệu FiinGroup, chưa có sự dịch chuyển đáng kể dòng tiền vào các cổ phiếu thị giá thấp trên sàn HoSE. Thêm vào đó, việc "săn" cổ phiếu thị giá thấp ngày 3/3 diễn ra không chỉ trên sàn HoSE mà còn cả trên sàn HNX.
FiinGroup cũng cho rằng, dòng tiền cũng chưa có dấu hiệu dịch chuyển đáng kể từ sàn HoSE sang sàn HNX, sau quyết định tạo điều kiện để các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE được phép chuyển giao dịch qua hệ thống của HNX nhằm giảm tải tình trạng nghẽn lệnh trên sàn HoSE (trừ nhóm VN30).
Tất cả những tín hiệu mới trên hiện chỉ dừng lại ở yếu tố tâm lý nhất thời.
Khối ngoại liên tục bán ròng, tâm điểm là nhóm VN30
Ngày 3/3 ghi nhận phiên bán ròng thứ 9 liên tiếp của khối ngoại, với mức bán ròng 488 tỷ, trong đó 480 tỷ bán ròng qua khớp lệnh.
Trong chuỗi bán ròng 9 phiên liên tiếp, nước ngoài đã bán ròng tổng cộng 4.403 tỷ đồng, trong đó 4.345 tỷ đồng bán ròng khớp lệnh. Những ngành nhà đầu tư bán ròng liên tiếp trong 5 phiên gần đây là Ngân hàng (CTG, VCB, MBB, BID, HDB, STB), Thực phẩm và đồ uống (VNM), Bất động sản (VIC).
Lũy kế từ tháng 10/2020, khối ngoại đã bán ròng tới gần 21,8 nghìn tỷ đồng qua khớp lệnh trên HoSE, chiếm gần một nửa giá trị bán ròng của khối này kể từ đầu năm 2020.
Với nhóm VN30, họ đã bán ròng gần 15,9 nghìn tỷ đồng, tập trung vào HPG, MSN, VNM, CTG và SSI. Sau khi quay lại mua ròng HPG và MSN trong tháng 2, khối ngoại lại bán ròng hai cổ phiếu này trong hai ngày đầu tháng 3 (HPG là cổ phiếu bị khối ngoại bán ra mạnh nhất).
Khối ngoại duy trì bán ròng cổ phiếu nhóm ngành Thực phẩm & Đồ uống (VNM, MSN), Tài nguyên Cơ bản (HPG) và Ngân hàng (CTG) trong 5 tháng vừa qua. Trong khi đó, họ tiếp tục mua vào nhóm Du lịch & Giải trí (chủ yếu là VJC).
"Có ý kiến cho rằng việc bán ròng của khối ngoại trong các tuần gần đây có liên quan đến việc tái cơ cấu của quỹ và chuyển sang ETF. Điều này có thể đúng nhưng số liệu về dòng tiền mới vào các quỹ ETFs ngoại của mà chúng tôi đang theo dõi chưa thực sự chứng minh điều đó", phía FiinGroup nêu quan điểm.
Nhà đầu tư lưu ý
3 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ