Xu hướng quảng cáo Tết bằng video ngắn trên TikTok
Chiến dịch quảng cáo bằng video ngắn trên TikTok mở ra cơ hội giúp các thương hiệu bứt tốc, tăng doanh thu trong dịp Tết 2022.
Các đợt giãn cách xã hội liên tục trong hai năm Covid-19 đã thay đổi nhu cầu, thói quen mua sắm của người dùng. Theo đại diện TikTok, những chiến dịch quảng cáo trên nền tảng sẽ là cơ hội để các thương hiệu bứt tốc dịp Tết 2022, đạt được KPI và doanh số trong giai đoạn nước rút cũng như thu hút khách hàng trung thành.
Sau hai năm dịch bệnh, thị trường mua sắm trong nước đang từng bước bắt nhịp "bình thường mới" với nhiều tín hiệu khả quan. Theo khảo sát của TikTok vào tháng 7, có đến 99% người dùng Việt Nam vẫn có nhu cầu mua sắm, tặng quà vào dịp Tết 2022. Sở Công Thương TP HCM dự báo, năm nay người tiêu dùng có xu hướng mua sắm cho Tết sớm hơn thường lệ, có thể bắt đầu từ cuối tháng 11, đầu tháng 12.
Đánh giá về thị trường mua sắm Tết 2022, giới chuyên môn đánh giá, trạng thái bình thường mới không khiến nhu cầu mua sắm Tết giảm đi mà sẽ diễn ra theo cách mới hơn.
Tại hội thảo trực tuyến Winning Creative #ForTet do TikTok triển khai ngày 28/10 dành cho Creative Agency và Marketers, ông Minh Nguyễn - Giám đốc điều hành (CEO) của Lava Digital Group nhận định, ở phía Nam, hành vi người dùng đang dần trở nên bình thường nhưng dưới một hình thức mới. Chẳng hạn, những nhu cầu cơ bản như vui chơi, ăn uống trở thành điều mọi người muốn và cần trải nghiệm ngay lúc này. Còn với khu vực phía Bắc, hành vi mua sắm của người dùng cũng trở lại bình thường nhưng cẩn trọng hơn, cởi mở với các mặt hàng thiết yếu.
"Tuy tốc độ thích ứng với cuộc sống mới ở mỗi khu vực khác nhau, điểm chung là các nhãn hàng đều cảm thấy tự tin và bắt đầu dùng ngân sách trước đây để triển khai chiến dịch quảng cáo vào dịp cuối năm", CEO này nói.
Đây là thời điểm vàng để doanh nghiệp bắt đầu triển khai chiến dịch truyền thông Tết 2022, bứt tốc để "chạy" KPI, không chỉ cho giai đoạn này mà còn bù cho hơn nửa năm qua. Với sự lên ngôi của tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) và nền tảng công nghệ, các video dạng ngắn TikTok trở thành kênh quảng cáo thích hợp với nhiều thương hiệu, doanh nghiệp quy mô bất kỳ. Ngoài mạng lưới người dùng khổng lồ, nền tảng này còn đáp ứng tối đa nhu cầu mua sắm kết hợp giải trí (Shoppertainment) của người dùng.
Nghiên cứu "Tính chân thực của các nền tảng trên toàn cầu" do Nielsen thực hiện vào tháng 4 cho thấy, có đến 91% người dùng nhận thấy nội dung trên TikTok độc đáo và khác biệt. Khảo sát mới nhất của TikTok cũng nhận định, có 96% người dùng đã xem quảng cáo trên nền tảng này, 84% trong số đó đã khám phá sản phẩm sau khi xem quảng cáo. Đồng thời, xem các video giải trí cũng là cách giảm bớt căng thẳng tinh thần do Covid-19 mang đến.
"Sự khác biệt của TikTok nằm ở tính chân thực của nội dung. Việc tạo ra các video quảng cáo được 'đo ni đóng giày', bắt nhịp cảm xúc người xem sẽ giúp thương hiệu để lại dấu ấn, đáp ứng thị hiếu mua sắm của khách hàng dịp Tết Nhâm Dần 2022", ông An Bùi - Giám đốc Marketing mảng Kinh doanh tại TikTok nhận định.
Chiến lược 3R từ TikTok
Dựa trên khả năng thấu hiểu và "đọc vị" nhu cầu người dùng, TikTok đã xây dựng bộ giải pháp với gợi ý về ý tưởng, công cụ, ví dụ thành công điển hình, từ đó giúp nhà quảng cáo thiết lập nội dung phù hợp, tiếp cận người dùng và đạt KPI cho mùa Tết năm nay. Chiến lược tóm gọn trong 3R gồm Reach - Relevance - Response, ba giai đoạn của chiến dịch tổng thể này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng bằng nội dung liên quan, từ đó chốt đơn.
Trong đó, Reach là sự tiếp cận. Đây là yếu tố đầu tiên trong 3R mà nhà sáng tạo cần chú ý nhằm đạt hiệu quả nhận diện thương hiệu thông qua đảm bảo lượt tiếp cận và kiểm soát tần suất tiếp nhận quảng cáo. Theo đó, để chuẩn bị cho mùa Tết 2022, TikTok đã xác định và phát triển 4 xu hướng nội dung gồm giải trí, quà tặng và mua sắm, sửa soạn Tết, khoảnh khắc lễ hội. Đội ngũ TikTok cũng đề xuất nhiều gợi ý như The Year Of Tiger (năm Nhâm Dần), New Normal New Start (bình thường mới - khởi đầu mới), All Roads Lead To Home (đường nào cũng về đến nhà), Distance Without Distance (xa cách không khoảng cách), Virtual Is The New Black (trực tuyến là hình thức phổ biến mới)... Từ những ý tưởng trên, thương hiệu có thể triển khai dưới dạng Hashtag hoặc Hashtag Challenge (thử thách Hashtag), kết hợp cùng bộ công cụ sáng tạo từ TikTok và hiệu ứng âm nhạc, góp phần mang đến tinh thần mới mẻ cho người xem. Trong đó, Hashtag Challenge đã trở nên quen thuộc với người dùng TikTok.
Tiếp đó là Relevance - Sự liên quan. Đây là giai đoạn đưa thông điệp của chiến dịch khắc sâu vào tâm trí người dùng. Theo đó, TikTok đề xuất những công cụ sáng tạo, dễ sử dụng như Creative Center (trung tâm sáng tạo TikTok), Video Editor hay Dynamic Scene. Nhà sáng tạo nội dung có thể tạo ra video với nội dung chất lượng, hiệu ứng thu hút. Thông qua TikTok Creative Center, nhà quảng cáo có thể tìm kiếm ý tưởng sáng tạo từ những nội dung quảng cáo hàng đầu, lựa chọn công cụ phù hợp cho video của mình. Với TikTok Video Editor (trình biên tập Video TikTok), nhà quảng cáo sẽ tùy chỉnh nội dung video trên máy tính, cải thiện hiệu suất và chi phí quảng cáo. Còn Dynamic Scene (công cụ phối cảnh động) là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tạo nội dung mới từ những quảng cáo sẵn có, lồng ghép, kết hợp nhiều hiệu ứng, âm nhạc khác nhau, từ đó tái sử dụng, tối ưu hóa sản phẩm phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp.
Cuối cùng là Response - Phản hồi của người dùng. Ở giai đoạn này, khi đã xây dựng một thông điệp ý nghĩa, độc đáo cho chiến dịch, thương hiệu còn cần phủ rộng thông điệp đến cộng đồng thông qua Creator Marketplace, TikTok Creative Exchange, Hashtag Challenge, Infeed-ads (quảng cáo dạng video với thời lượng từ 5-15 giây). Cụ thể, TikTok Creator Marketplace (thị trường nhà sáng tạo TikTok) là nền tảng chính thức của TikTok để nhà quảng cáo tìm kiếm, hợp tác với các KOLs phù hợp. Riêng TikTok Creative Exchange (trao đổi sáng tạo TikTok) là giải pháp sắp ra mắt, sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chưa có nền tảng hoặc công cụ sáng tạo nội dung chuyên sâu hợp tác với các đối tác uy tín được TikTok chứng nhận.
Chiến lược 3R đã chứng minh thành công với nhiều chiến dịch của các nhãn hàng. Điển hình, tháng 10/2020, Colgate khởi động chiến dịch kỷ niệm ngày Quốc tế Nụ cười ở 4 quốc gia Việt Nam, Indonesia, Philippines, và Thái Lan. Tận dụng lượng người dùng lớn từ TikTok, Colgate kết hợp nhiều giải pháp quảng cáo Hiệu ứng trò chơi thương hiệu (Gamified Branded Effect), Quảng cáo trên trang chủ (Infeed Ads), Hashtag Challenge, hợp tác với nhà sáng tạo nội dung TikTok. Mục tiêu nhằm truyền cảm hứng về ý nghĩa của nụ cười, đẩy mạnh lượng truy cập trên trang thương mại điện tử. Kết quả chiến dịch, quảng cáo của Colgate đạt 2,2 tỷ lượt hiển thị, lượng tương tác tăng 10,44% cùng 2,2 triệu lượt nhấp chuột.
"Thông qua Hội thảo trực tuyến Winning Creative #ForTet, chúng tôi kỳ vọng bộ giải pháp của TikTok sẽ giúp Marketers biến ý tưởng thành nội dung quảng cáo đầy cảm hứng, sẵn sàng đưa thương hiệu bứt tốc mùa Tết này", ông An Bùi tin tưởng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận