"Xu hướng lạ” đe dọa kinh tế Trung Quốc
Theo một đoạn video gây sốt trên mạng Weibo, cô gái 26 tuổi trình bày kế hoạch chi tiêu 300 nhân dân tệ mỗi tháng, tương đương 41USD, khoảng 1 triệu đồng.
Trái ngược với làn sóng tăng chi tiêu cá nhân tại phần lớn các nền kinh tế, giới trẻ Trung Quốc lại dốc sức tiết kiệm trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đang trong tình trạng ảm đạm.
Một đoạn video gây sốt trên mạng Weibo cho thấy cô gái 26 tuổi trình bày kế hoạch chi tiêu 300 nhân dân tệ mỗi tháng, tương đương 41USD, khoảng 1 triệu đồng. Xu hướng tiết kiệm đang nở rộ ở Trung Quốc, tạo thành những cộng đồng cùng nhau đạt được con số tích trữ tối đa.
Điều này hoàn toàn trái ngược với xu hướng phổ biến, đặc biệt là thế hệ Z - sinh ra từ năm 1997 đến năm 2012 - những người sẵn sàng chi tiêu bằng nợ. Theo báo cáo Chỉ số thịnh vượng của Intuit, thay vì cắt giảm chi phí để tăng cường tiết kiệm, 73% Gen Z ở Mỹ cho biết họ thà có chất lượng cuộc sống tốt hơn là có thêm tiền trong ngân hàng.
Christopher Beddor, Phó giám đốc nghiên cứu Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics, nhận xét: “Những người trẻ tuổi có thể cảm nhận được điều tương tự như những người khác: nền kinh tế đang hoạt động không tốt”.
Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tổng tiền gửi bằng nhân dân tệ của các hộ gia đình trong quý 1/2024 đã tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi GDP quý I/2024 của Trung Quốc vượt qua kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 5,3% so với cùng kỳ năm trước, các dự báo vẫn chỉ ra nguy cơ suy giảm trong tương lai, trong đó Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ước lượng mức tăng trưởng GDP Trung Quốc chỉ khoảng 4,5% vào năm 2025.
Gần đây, chỉ số xuất khẩu của Trung Quốc suy giảm, đánh mất vị trí số 1 tại thị trường Mỹ và châu Âu.
Một cuộc khảo sát người tiêu dùng Trung Quốc do Ngân hàng Morgan Stanley công bố vào tháng 1/2024, cho thấy 76% số người tiêu dùng được hỏi cho biết đã cắt giảm chi tiêu ở ít nhất một hạng mục trong 6 tháng qua. Đây là hiện tượng không có lợi cho các kế hoạch lớn của chính phủ Trung Quốc, cụ thể là “tuần hoàn kép”. Vòng tuần hoàn bên trong dựa trên nội lực chi tiêu cá nhân, hộ gia đình để kích cầu thương mại.
Trung Quốc có kế hoạch phát hành 1.000 tỷ nhân dân tệ (138,18 tỷ USD) trái phiếu kho bạc “siêu dài hạn” để hỗ trợ các lĩnh vực quan trọng. Họ cũng tăng hạn ngạch phát hành trái phiếu đặc biệt năm 2024 cho các chính quyền địa phương lên 3.900 tỷ nhân dân tệ từ mức 3.800 tỷ nhân dân tệ vào năm 2023.
Gần đây, chỉ số xuất khẩu của Trung Quốc suy giảm, đánh mất vị trí số 1 tại thị trường Mỹ và châu Âu. Các chuyên gia cho rằng, Bắc Kinh chủ động làm giảm khối lượng thương mại xuyên biên giới. Mặt khác, hàng hóa nước này bị áp thuế đến mức “không khuyến khích”.
Tiêu dùng nội địa là động lực mạnh nhất tại nền kinh tế số 2 thế giới, là nguyên nhân chính giúp nước này đạt được nhảy vọt thần kỳ, đem lại cơ hội đầu tư, giao thương cho toàn cầu. Tuy nhiên, động lực này đang bị thiu chốt, nhất là khi giới trẻ "thắt lưng buộc bụng."
Đáng quan ngại, môi trường tín dụng nới lỏng gây ra cơn sốt bất động sản, hệ quả là “bong bóng” nhà ở đang “xì hơi”, để lại núi nợ khổng lồ tại các địa phương, kéo nền kinh tế đi xuống. Sự suy giảm chi tiêu vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của tình trạng giảm phát, tạo ra vòng tròn luẩn quẩn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận