Xã hội hóa vaccine
Việc nỗ lực đảm bảo nguồn cung cấp vacine phòng chống dịch covid 19 không phải chỉ đóng góp ngân sách mà còn ở khả năng trực tiếp tìm kiếm và thương lượng mua vaccine từ nhiều mối quan hệ cá nhân.
Trong khí Chính phủ quyết liệt với chủ trương xã hội hoá mở rộng nguồn lực toàn xã hội các địa phương và doanh nhân cá nhân có cơ hội đóng góp cho chiến lược Vaccine thì trong thông báo mới nhất ngày 3-6 Bộ Y tế vẫn lúng túng giữa mục tiêu chung 150 triệu liều vaccine với khả năng chỉ thực hiện 120 triệu liều vì thiếu sự phối hợp chung tay đóng góp xã hội hoá. Không phải chỉ đóng góp ngân sách mà còn ở khả năng trực tiếp tìm kiếm và thương lượng mua vaccine từ nhiều mối quan hệ cá nhân.
Xin trích một đoạn báo cáo lủng củng và mâu thuẫn:
“…Trước đó, tháng 5/2021 Moderna đã ủy quyền cho một công ty phân phối 5 triệu liều cho Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị được mua vaccine này. Bộ Y tế cũng cho biết từ tháng 3/2021, Bộ đã đàm phán trực tiếp với hãng này, tuy nhiên hãng cho biết không có vaccine cung cấp trong năm 2021.”
Đọc đoạn này không hiểu vai trò của Bộ Y tế ra sao khi Bộ đã đàm phán trực tiếp và bị từ chối cung cấp trong năm 2021, nhưng kết quả thì ngược lại. Và hy vọng TP. HCM sẽ đàm phán mua được lô 5 triệu liều vaccine từ Moderna. Trong cuộc chiến này Tp HCM không thể “đi trước về sau” được vì nếu ngành Y tế "vỡ trận" thì sẽ là khủng hoảng và bế tắc toàn quốc.
Trong toàn văn thông báo này, không hề có một thông tin nào về hàng loạt nỗ lực và cam kết đóng góp ngân quỹ và vaccine từ rất nhiều mạnh thường quân, doanh nghiệp và địa phương. Điển hình như ông Phạm Nhật Vượng, Bà Phương Hằng, MC Quyền Linh, hàng chục tập đoàn sẵn sàng đóng góp hay trực tiếp mua vaccine cho hàng vạn lao động của mình.
Ngay từ Quý III 2020 Đài truyền hình TP. HCM đã kêu gọi người dân đóp góp quỹ hỗ trợ COVID với đóng góp ước tính hàng nghìn Tỷ Đồng. Mới đây TP HCM sau vài ngày kêu gọi từ Chủ tịch nước đã ghi nhận đóng góp trên 2000 tỷ Đồng. Ước tính đóng góp từ nguồn xã hội hoá cả nước sẽ đạt 12,000 đến 15,000 tỷ đồng chiếm 60% tổng chi phí mua vaccine của Việt Nam với mục tiêu 150 triệu liều.
Quá trình thương lượng với Pfizer đã chậm tiến độ mất 6 tháng và lẽ ra giờ này 30 triệu liều vaccine này đã về đến Việt Nam. Ngay từ cuộc điện đàm giữa ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Donald Trump tháng 11-2020 nguyên nhân chính là phía Việt Nam không đóng tiền cọc (deposit) kể ký hợp đồng và hưởng giá tốt (5USD liều) và quan trọng là được ưu tiên giao hàng. Nếu Bộ Y tế kêu gọi xã hội hoá thì ngay lập tức đã có tiền đóng góp cho hợp đồng cực kỳ quan trọng này (hiện nay phải mua giá 15 USD/liều). Việc ôm giữ thông tin bí mật và bảo thủ trong cách làm đã nhận hậu quả, mãi đến tháng 5-2021 khi Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu gay gắt và yêu cầu thúc đẩy nhanh chóng chiến lược 5K + Vaccine và “xã hội hoá’ thì mới khai thông bế tắc.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã làm việc trực tiếp và nhận được đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp FDI, Hàn Quốc và Nhật Bản cam kết đóng góp cho vaccine cho cán bộ công nhân lao động tại khu công nghiêp các dự án đầu tư FDI của họ tại Việt Nam.
Sự thật là tính đến ngày hôm nay Việt Nam chỉ thực nhận 2,5 triệu liều vaccine mà thôi.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận