WHO nói gì khi biến chủng Omicron đã lan ra đến gần 40 quốc gia trên toàn thế giới?
Chủng Omicron có tới 30 đột biến protein gai là biến thể nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2, biến thể này được dự báo có thể lây lan nhanh hơn, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến chủng khác.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày thứ Sáu công bố rằng biến chủng Omicron đã xuất hiện tại 38 quốc gia trên thế giới, tăng đáng kể so với con số 23 nước chỉ cách đây 2 ngày, những số liệu ban đầu cho thấy chủng Omicron này có khả năng lây nhiễm cao hơn so với biến chủng delta.
Theo CNBC, giám đốc chuyên môn của WHO – bà Maria Van Kerkhove nhận xét: “Tốc độ lây nhiễm đang ngày một tăng cao, số lượng các ca nhiễm chủng Omicron đang được phát hiện ngày một nhiều hơn. Chúng tôi đã nhận được thông báo về chủng Omicron tại 38 nước và vùng lãnh thổ”.
Cũng theo bà Van Kerkhove, có bằng chứng cho thấy rằng khả năng lây nhiễm tăng cao, mọi người cần hiểu rằng nó có mức độ lây nhiễm cao hơn so với chủng delta, hiện tại chủng delta vẫn đang rất phổ biến trên khắp toàn cầu.
Giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan, nói rằng có bằng chứng rõ ràng cho thấy virus dường như có khả năng lây nhiễm cao hơn, chính vì vậy cũng không nên quá ngạc nhiên với thực tế này.
Chủng Omicron có tới 30 đột biến protein gai (thành phần giúp virus bám vào tế bào cơ thể), là biến thể nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2, biến thể này được dự báo có thể lây lan nhanh hơn, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến chủng khác. Theo đó, Omicron có thể lây lan nhanh hơn 500% biến chủng Delta, các nhà khoa học tại Nam Phi vào tuần trước đã đưa ra kết luận này.
Theo bà Van Kerkhove, hiện vẫn còn quá sớm để hiểu được tính chất tệ hại của bệnh dịch gây ra bởi biến chủng omicron. Những báo cáo về triệu chứng nhẹ ban đầu của các trường hợp mới được phát hiện dựa trên nghiên cứu về những sinh viên đại học trẻ tuổi, triệu chứng mà nhóm này mắc phải nhẹ hơn nhiều so với người trưởng thành.
Tuy nhiên, bà Van Kerkhove khẳng định cần phải vô cùng thận trọng: “Có những báo cáo ban đầu cho thấy rằng triệu chứng dường như nhẹ, tuy nhiên còn quá sớm để khẳng định điều này. Mọi người lây nhiễm virus SARS-CoV-2 dù là biến chủng nào cũng khởi đầu với loại bệnh nhẹ. Sau đó cũng có thể có người không có triệu chứng nhưng cũng có thể mất thêm thời gian để có thể bộc lộ hết các triệu chứng”.
Cũng theo bà Van Kerkhove, tỷ lệ nhập viện đang tăng lên tại Nam Phi, tuy nhiên cho đến nay, rủi ro tử vong chưa tăng lên, thế nhưng sẽ cần thêm thêm dữ liệu để có thể kết luận về mọi chuyện.
Theo giới chức y tế công cộng, ban đầu các chủng alpha và delta cũng chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ với bệnh nhân, tuy nhiên, sau 2 tuần, tỷ lệ tử vong mới tăng cao hoặc gây ra nhiều triệu chứng nặng, chính vì vậy phải cần thêm dữ liệu mới có thể kết luận được.
Người đầu tiên tại Mỹ dương tính với chủng Omicron đã tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ trong độ tuổi từ 18 đến 49 trở về từ Nam Phi.
Bà Van Kerkhove kêu gọi các quốc gia trên thế giới tăng cường phân tích gene của các ca nhiễm COVID-19 nhằm phát hiện các chủng mới, đồng thời chia sẻ kết quả nghiên cứu công khai nhằm có thể giúp giới khoa học hiểu hơn sự tiến hóa của virus.
Bà Van Kerkhove và ông Ryan cho rằng hiện tại, vắc xin vẫn là công cụ tốt nhất để làm chậm đà lây lan của virus. Theo ông Ryan chỉ ra, có mối quan hệ rõ ràng giữa sự bất bình đẳng trong phân phối vắc xin COVID-19 và sự phát triển của các biến chủng trên khắp thế giới. WHO không ngừng chỉ trích các nước giàu vì đã không làm đủ các biện pháp cần thiết để cung cấp vắc xin COVID-19 cho các nước nghèo.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận