Vùng VN-Index 1.300 điểm là kịch bản khả thi trong tháng 7
Trong "con sóng lớn" kéo dài từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 6, thị trường chứng khoán đặt nhiều kỳ vọng VN-Index sớm vượt 1.300 điểm, phá điểm nghẽn tâm lý của thị trường. Tuy nhiên, thị trường đã cho thấy diễn biến thận trọng hơn trong nửa cuối tháng 6, khi chỉ số VN-Index rời đỉnh 1.300 điểm trên nền thanh khoản thấp. Sang tháng 7, một số dự báo cho thấy, việc VN-Index chinh phục lại vùng 1.300 điểm là kịch bản khả thi.
Xung quanh vấn đề diễn biến thị trường chứng khoán (TTCK) tháng 6 và nhận định về thị trường trong tháng 7/2024,ông Huỳnh Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS) đã có cuộc trao đổi về vấn đề này.
Ông Huỳnh Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS).
TTCK Việt Nam vừa trải qua một tháng 6 với nhiều diễn biến đáng quan tâm, trong đó có nổi lên việc khối ngoại bán ròng rất mạnh. Ông đánh giá thế nào về diễn biến này của thị trường?
Theo tôi có rất nhiều nguyên nhân, một trong số những nguyên nhân chủ yếu đó là sự lệch pha giữa chính sách giảm lãi suất của các nước trong khu vực ASEAN, trong khi Mỹ tiếp tục duy trì lãi suất cao. Vì vậy, nếu như FED giảm lãi suất từ tháng 9/2024, điều này sẽ có lợi hơn cho tâm lý thị trường.
Trong bối cảnh khối ngoại bán ròng, nhà đầu tư trong nước vẫn liên tục mua vào để hỗ trợ chỉ số, cho thấy niềm tin vào sự hồi phục của nội tại nền kinh tế. Tôi cho rằng, xu hướng của chỉ số là tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy lực cầu trong nước khá tốt nhưng cũng chỉ giúp chỉ số VN-Index giảm đà rơi.
Dù đã vượt đỉnh 1.300 thành công nhưng chỉ số VN-Index vẫn đang cần thêm thời gian để “test” lại mức đỉnh này. Ông suy nghĩ thế nào về khả năng VN-Index sẽ lấy lại mốc này trong tháng 7?
Hiện nay, thị trường đã giao dịch ở trạng thái cân bằng hơn, nhiều cổ phiếu đã có mức chiết khấu giá tương đối hấp dẫn, thu hút lực cầu tham gia.
Đâu là các yếu tố để ông đưa ra nhận định đó?
Áp lực bán ròng của khối ngoại đang có dấu hiệu hạ nhiệt, khi quỹ iShares MSCI Frontier & Select EM ETF cũng đã giảm tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam về mức thấp, nghĩa là không còn phải bán nhiều nữa.
Về vĩ mô, dữ liệu tăng trưởng tín dụng Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy có sự tăng tốc cung ứng tín dụng cho nền kinh tế trong hai tháng 5 và 6/2024. Đến giữa tháng 6 tăng trưởng gần 3,8% và phấn đấu về đích quý II ở mức 5 - 6%.
Tính đến hết ngày 15/6/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 172,78 tỷ USD, tăng 15,2% tương ứng tăng 22,78 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết đón những tín hiệu khởi sắc, ví dụ như sản lượng tiêu thụ điện toàn quốc lập kỷ lục, vượt 1 tỷ kWh/ngày, ngành dệt may 6 tháng đầu năm tăng trưởng xuất khẩu khoảng 10%...
Tôi cho rằng, đây là các yếu tố tích cực sẽ hỗ trợ cho kịch bản VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm trong tháng 7.
Dự báo thị trường chủ yếu vận động tích lũy cần thêm thời gian để chinh phục lại vùng 1.300 điểm là kịch bản khả thi trong tháng 7.
Thị trường đã trải qua giai đoạn trùng thông tin và tháng 7 dự kiến sẽ có nhiều hơn các thông tin tích cực về vĩ mô trong nước, đặc biệt kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết. Ông đánh giá thế nào về dòng thông tin lợi nhuận doanh nghiệp quý II tác động tới thị trường?
Dựa theo dòng chảy kết quả kinh doanh quý II, theo ông, dòng tiền sẽ quan tâm tới những nhóm ngành nào? Vì sao?
Trong khi đó, về dần cuối năm, tôi cho rằng nhóm ngành xuất khẩu, tiêu dùng, bán lẻ, công nghệ, thép, dầu khí sẽ hồi phục tốt hơn khi đây là thời điểm mùa mua sắm, chi tiêu sôi nổi nhất năm.
Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ là nhóm đáng quan tâm ở quý IV, khi tín dụng thường tăng tốc giải ngân vào cuối năm, đồng thời những thông tin về các thương vụ phát hành riêng lẻ cũng là chất xúc tác cho nhóm ngành ngân hàng. Đây là nhóm có sức ảnh hướng lớn đến chỉ số VN-Index khi chiếm tỷ trọng vốn hoá cao.
Xin cảm ơn ông!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận