menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Văn Thái

Vụ giải cứu Credit Suisse: Một người thắng lớn, bao người thiệt thòi

UBS Group được cho là một người chiến thắng hiếm hoi trong cuộc khủng hoảng của Credit Suisse Group, sau một thỏa thuận lịch sử do Chính phủ làm trung gian với một loạt biện pháp giảm sốc tài chính.

Sau một ngày cuối tuần đàm phán điên cuồng để đưa ra giải pháp trước khi thị trường tài chính châu Á mở cửa, UBS đã đồng ý mua đối thủ Credit Suisse với giá khoảng 3.3 tỷ USD, trong đó, tất cả cổ đông của Credit Suisse sẽ nhận được cổ phiếu UBS theo tỷ lệ 1 cổ phiếu UBS đổi 22.48 cổ phiếu Credit Suisse.

Thương vụ lịch sử này của ngành ngân hàng thế giới mang tới lợi ích cho một số người, song cũng khiến một số người khác bị thua thiệt.

Người hưởng lợi lớn nhất

Giám đốc điều hành Ralph Hamers của UBS sẽ chứng kiến số tài sản được đầu tư của mảng quản lý tài sản tăng vọt lên khoảng 5,000 tỷ USD. Chúng cũng sẽ được miễn trừ đặc biệt để duy trì mảng có lãi của Credit Suisse – mảng mà nhiều nhà phân tích cho rằng trị giá hơn ba lần số tiền UBS đã trả để mua cho toàn bộ ngân hàng Thụy Sỹ này.
Vụ giải cứu Credit Suisse: Một người thắng lớn, bao người thiệt thòi
Giám đốc điều hành Ralph Hamers

Ralph Hamers và nhóm của ông sẽ có nhiều việc phải làm khi họ cân nhắc nên giữ lại, thay đổi hay loại bỏ mảng kinh doanh nào và nhân sự nào. Nhưng ông ấy sẽ có 56 tỷ franc để giúp trang trải bất kỳ khoản bút toán giảm nào, cũng như 9 tỷ franc bảo lãnh từ Chính phủ Thụy Sĩ để bù đắp một số khoản lỗ nhất định. Và UBS cũng có thể tiếp cận một dòng thanh khoản khổng lồ từ ngân hàng trung ương.

Mặc dù hiện tại UBS sẽ tạm dừng việc mua lại cổ phiếu của mình, song ngân hàng cho biết họ vẫn cam kết chia cổ tức lũy tiến.

Những người thua thiệt

Các cổ đông lớn của Credit Suisse

Các nhà đầu tư vùng Vịnh cả cũ và mới đang bị ảnh hưởng. Khoản đầu tư của Ngân hàng Quốc gia Ả-rập Xê-út gây sốc nhất khi giá trị mất 1.1 tỷ franc trong chưa đầy 15 tuần kể từ khi hoàn tất việc mua cổ phần của Credit Suisse. Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Ả-rập Xê-út còn gây thêm sự hoảng loạn trong tuần trước khi ông tuyên bố không tăng cổ phần tại ngân hàng Thụy Sỹ. Trước đó, ngân hàng này từng nghĩ rằng họ đã mua được một món hời và trở thành cổ đông lớn nhất của Credit Suisse.

Cơ quan Đầu tư Qatar (QIA) thậm chí chịu thiệt hại trong một thời gian dài hơn nhiều, với lần đầu tiên rót vốn vào Credit Suisse là khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào năm 2008. Cơ quan này có thể đã mất một số tiền thậm chí lớn hơn Ngân hàng Quốc gia Ả-rập Xê-út.

Ngoài việc là chủ sở hữu lớn thứ hai của Credit Suisse, QIA từng sở hữu trái phiếu AT1 của ngân hàng Thụy Sỹ này và số trái phiếu đó vừa được bút toán về 0 trong thỏa thuận mua lại của UBS. Hiện chưa rõ liệu QIA có còn nắm giữ khoản nợ đó hay không. Các cổ đông thậm chí đã không được bỏ phiếu cho thỏa thuận giữa Credit Suisse và UBS sau khi Thụy Sĩ thay đổi các quy tắc của mình để thúc đẩy việc sáp nhập.

Ulrich Koerner

Giám đốc điều hành của Credit Suisse dự kiến ​​sẽ ra đi, sau khi không thể vực dậy ngân hàng vốn gặp nhiều vấn đề này. Ông Ulrich Koerner, người mới đảm nhận công việc điều hành vào mùa hè năm ngoái, đã vạch ra kế hoạch cắt giảm rủi ro sau hàng loạt bê bối và thua lỗ triền miên và tập trung hơn vào quản lý tài sản. Táo bạo hơn vẫn là kế hoạch tách mảng ngân hàng đầu tư vốn hoạt động tốt nhất của Credit Suisse.

Vụ giải cứu Credit Suisse: Một người thắng lớn, bao người thiệt thòi
Ông Ulrich Koerner

Nhưng ngân hàng Thụy Sỹ này đã không thể phục hồi sau cuộc khủng hoảng niềm tin khiến khách hàng ồ ạt rút hàng tỷ USD bị vào tháng 10/2023. Trong những ngày gần đây, áp lực rút tiền tiếp tục gia tăng cho đến khi Chính phủ Thụy Sĩ buộc phải can thiệp.

Micheal Klein

Kế hoạch lớn của ông Micheal Klein nhằm hồi sinh thương hiệu First Boston và xây dựng nó thành một cường quốc tư vấn ở Phố Wall giờ đã tan thành mây khói. Ông Klein, người được chọn để lãnh đạo Credit Suisse First Boston, đang trong quá trình bán mảng tư vấn của mình cho Credit Suisse với giá khoảng 210 triệu USD, thì ngân hàng Thụy Sỹ này đột ngột suy sụp.

Mặc dù Chủ tịch UBS, Colm Kelleher, không trực tiếp đề cập đến Credit Suisse First Boston tại cuộc họp báo vào cuối tuần trước, song ông cho biết ngân hàng này hài lòng với mảng ngân hàng đầu tư hiện tại của họ và có kế hoạch tinh giản đáng kể Credit Suisse, cũng như giảm thiểu rủi ro.

Trái chủ AT1

Các nhà đầu tư trái phiếu thường được bảo vệ tốt hơn so với các cổ đông, nhưng đó không phải là những gì xảy ra trong trường hợp của Credit Suisse. Cơ quan quản lý Thụy Sỹ sẽ xoá sổ 17 tỷ USD trái phiếu AT1 của ngân hàng này. AT1 là loại nợ được coi như một phần vốn tối thiểu của ngân hàng, người nắm giữ có thể chuyển đổi AT1 thành cổ phần hoặc bút toán giảm trong một số trường hợp nhất định.

Việc bút toán giảm 17 tỷ USD trái phiếu AT1 của Credit Suisse là khoản lỗ lớn nhất trên thị trường AT1 trị giá 275 tỷ USD của châu Âu.

Chính quyền Thuỵ Sỹ, người nộp thuế

Cơ quan Quản lý Thị trường tài chính của Thụy Sỹ (Finma) trở thành cơ quan quản lý đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 có nhiệm vụ theo dõi một ngân hàng được coi là quan trọng về mặt hệ thống phải được giải cứu. Chính phủ Thụy Sỹ đã phải can thiệp bằng cách cung cấp khoản bảo lãnh trị giá hàng tỷ franc cho UBS, và ngân hàng trung ương cũng phải đưa ra các khoản hỗ trợ thanh khoản mở rộng để tạo điều kiện giải cứu, khiến những người nộp thuế rơi vào rủi ro 15 năm sau khi họ hỗ trợ UBS.

Bộ trưởng Tài chính Thụy Sỹ Karin Keller-Sutter thừa nhận đây là cách duy nhất để ổn định thị trường tài chính quốc tế. Rất nhiều tiền của Thụy Sĩ đang được đưa ra để giúp giảm bớt bất kỳ cú sốc nào từ thỏa thuận này, từ khoản bảo đảm trị giá 9 tỷ franc cho những tổn thất có thể xảy ra cho đến hạn mức tín dụng khổng lồ từ ngân hàng trung ương Thụy Sỹ.

Harris Associates

Suốt nhiều năm qua, Harris Associates và chuyên gia cổ phiếu David Herro có mối liên hệ chặt chẽ với số phận của Credit Suisse với tư cách là cổ đông lớn nhất. Ông đã từng là người ủng hộ mạnh mẽ cho cựu Giám đốc điều hành Tidjane Thiam trong thời gian ông ấy mâu thuẫn với hội đồng quản trị sau bê bối gián điệp, đồng thời gắn bó với ngân hàng qua nhiều năm bê bối và thua lỗ.

Tuy nhiên, trước kế hoạch tái cấu trúc được đưa ra hồi tháng 10/2022 và những đợt rút tiền ồ ạt, cuối cùng ông đã phải từ bỏ. Đầu tháng 03/2023, ông cho biết đã bán toàn bộ cổ phần tại Credit Suisse trong những tháng gần đây. Mặc dù không rõ đã bán với giá nào, nhưng ông đã tránh được sự sụt giảm nghiêm trọng của cổ phiếu Credit Suisse trong những tuần gần đây khi ngân hàng bị khủng hoảng niềm tin.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
1 Bình luận 1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại