Vụ doanh nghiệp đăng ký kinh doanh 144 nghìn tỷ đồng: Có "lỗ hổng" pháp lý?
Dư luận đang đặt câu hỏi trong đăng ký thành lập mới doanh nghiệp liệu có "lỗ hổng" về mặt pháp lý hay quy trình đăng ký vẫn còn bất cập?
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế - tài chính Học viện Tài chính cho rằng, doanh nghiệp khai khống vốn nếu không được giám sát chặt chẽ rất dễ xảy ra lừa đảo đối tác, vay vốn ngân hàng dẫn đến nợ xấu.
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp căn cứ theo Luật Doanh nghiệp quy định các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong vòng 90 ngày không cần chứng minh vốn điều lệ. Đây là một "lỗ hổng" rất lớn về mặt pháp lý trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam.
“Nếu sau 90 ngày mới phát hiện doanh nghiệp bất thường thì doanh nghiệp đó đã có thể đi lừa...”, ông Thịnh khuyến cáo.
Theo PGS TS Đinh Trọng Thịnh, việc doanh nghiệp sau 90 ngày mới cần chứng minh vốn điều lệ rất cần phải thay đổi trong thời gian tới. Khi doanh nghiệp đăng ký thành lập mới thì cơ quan quản lý Nhà nước phải kiểm tra thực tế vốn điều lệ của doanh nghiệp đó rồi sau đó mới quyết định cấp phép đăng ký kinh doanh.
Theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, hành vi lập hồ sơ dự án đầu tư không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Mức xử phạt này, theo nhiều chuyên gia là chưa đủ sức răn đe.
Nếu doanh nghiệp làm ăn thật họ cũng sẽ tính toán, nhưng đối với doanh nghiệp lừa đảo mức phạt này là quá nhẹ.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường