menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phạm Mai Hương

VPBank sẽ hưởng lợi hơn 35% lợi nhuận nếu có sự hợp tác từ đối tác Nhật Bản

Dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2021 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (HM:VPB) có thể tăng 35,3% lên 14.100 tỷ đồng. Dựa theo báo cáo cập nhật này, giá mục tiêu của cổ phiếu VPB được nâng lên 85.700 đồng/cp (tăng 66% so với giá mục tiêu trước đây).

Dự báo này dựa trên giả định VPBank chào bán cho một nhà đầu tư chiến lược mà nhiều khả năng là đối tác đến từ Nhật Bản theo nhiều giai đoạn. Theo đó:

  • Đợt 1 dự kiến diễn ra vào năm 2021 với việc bán 60,2 triệu cổ phiếu quỹ.
  • Đợt 2 ngân hàng sẽ chào bán với quy mô lớn hơn 344 triệu cổ phiếu trong năm 2022 (tỷ lệ cổ phiếu sơ cấp/thứ cấp là 50:50) để tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) hợp nhất từ 11,7% năm 2020 lên 18,5% năm 2022.

Tỷ lệ CAR tăng theo từng giai đoạn sẽ cho phép ngân hàng tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng từ 17,5% năm 2021 lên mức đỉnh 22,1% vào năm 2023 và sau đó giảm dần xuống 18,2% vào năm 2025.

Ngoài ra, khoản mục tiền gửi của các tổ chức tín dụng trên tổng nợ phải trả có phát sinh lãi (bao gồm cả tiền gửi) có thể tăng từ 2,5% vào năm 2020 lên 7% vào năm 2025. Khoản này sẽ được thúc đẩy chủ yếu bởi tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức tín dụng bằng ngoại tệ mà dự đoán có thể sẽ đến từ nhà đầu tư chiến lược Nhật Bản. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) dự kiến sẽ tăng, giúp giảm chi phí huy động hợp nhất từ 5,9% xuống 4,2% vào năm 2025. Lý giải cho điều này đó là khi nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào vị trí nhà đầu tư chiến lược của VPBank sẽ làm gia tăng tiền gửi ngoại hối từ các tổ chức tín dụng (bên phải trả) đáng kể, tương tự diễn biến tại Vietcombank (HM:VCB) và VietinBank (HM:CTG), hai ngân hàng đều có đối tác chiến lược Nhật Bản là Mizuho Bank và MUFG.

Song song đó, sự tham gia vào 49% vốn của FE Credit từ Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG) cũng tạo khả năng thay thế chi phí huy động tài trợ bằng giấy tờ có giá vốn có lãi suất cao bằng các khoản vay từ nước ngoài. Trước đó, VPBank và Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (SMBC) của Nhật Bản đã ký kết thỏa thuận bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit. Giá trị thương vụ ước gần 1,4 tỷ USD.

Do vậy, tỷ lệ CASA hợp nhất có thể tăng từ 15,6% vào năm 2020 lên 32% vào năm 2025 nhờ kế hoạch kinh doanh mới đây tại FE Credit có tên là ÜBank (một nền tảng ngân hàng kỹ thuật số dựa trên giấy phép ngân hàng của VPBank nhưng dành riêng cho khách hàng FE Credit). Trong 3 năm tiếp theo, biên lãi thuần (NIM) của VPB sẽ gần như duy trì ổn định, sau đó là giai đoạn gia tăng do chi phí huy động giảm từ năm 2024.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại