VPB sau thương vụ tỷ đô sẽ là gì?
- Đánh giá VPB dưới góc nhìn nội tại DN
Sau thương vụ bán 15% vốn điều lệ cho NĐT chiến lược SMBC thì đâu sẽ là catalyst tăng trưởng mới cho ngân hàng này? Cùng TCP điểm qua những điểm nhất của VPB có thể giúp định giá của cổ phiếu này đi xa hơn nữa:
Điểm lại lợi ích từ thương vụ bán vốn:
- Chuyển giao 15% VĐL ngân hàng cho đối tác chiến lược SMBC với giá khoảng 1,4 tỷ đô.
- Quy mô VCSH của VPB được gia tăng lên mức xấp xỉ 140 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 2 toàn ngành chỉ sau VCB.
- Tỷ lệ CAR của VPB ước tính rơi vào khoảng 20,5%. Từ đó làm bộ đệm cho room tín dụng 2023 ngân hàng mẹ dồi dào.
- Khoản gia tăng vốn từ SMBC cũng giúp VPB có nhiều dư địa hơn trong việc xử lý các khoản trái phiếu liên quan đến các hoạt động cho vay tài trợ dự án BĐS, đặc biệt là NVL.
Triển vọng ngành ngân hàng trong năm 2023
- NHNN giảm lãi suất điều hành sẽ có tác động tích cực đến ngành ngân hàng nhất là ngân hàng bán lẻ như VPB.
- Tăng trưởng tín dụng 2023. Ngân hàng Mẹ có thể đạt room 49%.
- Tăng trưởng tín dụng 2023. FE phục hồi giúp tăng trưởng tín dụng hợp nhất đạt 35%.
- NHNN đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng 15%, tăng trưởng tín dụng VPB có thể gấp 3 lần trung bình.
- Việc tham gia nhận chuyển giao ngân hàng bắt buộc có thể giúp VPB có nhiều lợi thế trong việc tăng trưởng tín dụng 2023
- VPB có thể được nới room ngoại lên mức 49% nhờ nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém.
Những điểm nhấn trong kế hoạch kinh doanh 2023.
(Hình ảnh)
--------------
Sau catalyst bán vốn đình đám, định giá cổ phiếu VPB đã phần nào phản ứng thông tin này. Vì vậy, catalyst tiếp theo để giúp định giá VPB đi xa hơn còn phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng hoạt động cốt lõi của ngân hàng.
Với bộ đệm vốn dày và nền tảng tài chính vững mạnh sau khi nhận số tiền lớn từ đối tác chiến lược. Ngoài việc có thể đi qua được thời khắc khó khăn của nền kinh tế, VPB còn có thể giữ được vị trí một trong những ngân hàng TOP đầu. Dự phóng tốc độ tăng trưởng kép 5 năm tới của VPB sẽ ở mức 20 – 25%.
----------VPB - Dưới góc nhìn của phương pháp Dòng tiền lớn
Phân tích thanh khoản và chỉ báo Dòng tiền lớn
Thời gian gần đây, VPB gần như là tâm điểm của ngành ngân hàng với thương vụ bán vốn cho Sumimoto giữa lúc thị trường tài chính chao đảo bởi các vụ sụp đổ của các ngân hàng thế giới.
Yếu tố thanh khoản là một điểm chú ý, mặc dù khối lượng giao dịch bình quân còn cách khá xa giai đoạn bùng nổ của VPB tại quý 2/2021 nhưng phân nào đó có thể chấp nhận được với tình hình thanh khoản sụt giảm mạnh của thị trường hiện tại. VPB luôn nằm trong top cổ phiếu có giá trị khớp lệnh lớn nhất thị trường. Từ đây, có thể thấy VPB là cổ phiếu thu hút được sự quan tâm khá lớn của NĐT, và phần nào đó cũng loại bỏ được rủi ro giảm mạnh đột ngột khi có sự kiện bất ngờ.
Đối với yếu tố Dòng tiền lớn, VPB có sự trở lại khá mạnh kể từ nhịp tăng năm 2021. Chỉ báo Smart MCDX đã có sự tích lũy và có độ cao ổn định nhất kể từ quý 2/2021. Dòng tiền lớn có sự kiểm soát nhất định và hiện đang nắm giữ sự chủ động khá cao và chưa có dấu hiệu rời đi. Đây sẽ là yếu tố giúp cho việc nắm giữ VPB thêm phần tự tin, trừ khi chỉ báo này thay đổi theo chiều hướng xấu trong thời gian tới.
Từ 2 yếu tố Thanh khoản và dòng tiền lớn, VPB đang là cổ phiếu tiềm năng để giải ngân thêm hoặc tiếp tục nắm giữ trong giai đoạn cổ phiếu có dấu hiệu tích lũy tại vùng kháng cự 21, một đỉnh nhỏ trước đây với thanh khoản nhỏ. Một phiên break out sẽ tiếp tục khẳng định cho xu hướng tích cực của VPB trong việc kiểm chứng lại các mốc ATH (All Time High) trong thời gian tới.
Nothing is easy.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận