VPB câu chuyện xin ý kiến cổ đông mua cổ phiếu quỹ
VPB vừa xin ý kiến cổ đông bằng văn bản gồm bản gồm 4 nội dung chính .Việc sắp xếp thứ tự các nội dung trong văn bản này cũng là 1 nghệ thuật. Mình xin sắp xếp lại các nội dung theo để các bạn có cái nhìn logic nhất về VPB.
1. Đưa room ngoại về 15%.
VPB đã đăng ký với UBCK khóa room ngoại ở mức 22.7%. và xin ý kiến cổ đông đưa Room ngoại về 15%. Tương đương giảm 7%. Như vậy, chúng ta có 2 điều ở đây:
· Nhà đầu tư nước ngoài đã và đang CHỦ ĐỘNG rút vốn ở VPB. Từ cuối tháng 3, các nhà đầu tư ngoại liên tục bán ròng khoảng 17 triệu cổ phiếu VPB. Đến hết ngày 27/04 Room ngoại của VPB xuống còn 22%. (Hình 1)
· Động thái đưa room ngoại giảm 7% so với hiện tại cho thấy quy mô rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài là RẤT LỚN. Và họ ĐÃ chủ động bán ra trên sàn.
2. Xin ý kiến của cổ đông mua lại tối đa 5% cổ phiếu quỹ.
· Room ngoại giảm 7%, VPB mua lạ 5% cổ phiếu quỹ. 2% còn lại ngoài tương đương khoảng gần 50 triệu cổ phiếu sẽ do nhà đầu tư trong nước hấp thụ.
· Việc mua cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu của VPB, ước tính khoảng 2000 đến 2500 tỷ. Việc mua cổ phiếu quỹ sẽ làm chỉ số tài chính của VPB xấu đi. Đang lúc cần tiền tăng vốn để tăng thanh khoản cho hệ thống thì lại phải chi tiền đển mua cổ phiếu quỹ.
· Mua cổ phiếu quỹ sẽ có lợi nếu trong tương lai VPB bán CPQ này cho 1 đối tác với giá cao hơn sẽ tạo ra thặng dư cho cổ đông. Mình đánh giá việc bán Cổ phiếu quỹ để tạo thặng dư sẽ chưa được thực hiện trong 3 năm tới!
3. Mua lại trái phiếu quốc tế
· Tháng 6/2019 VPB đã phát hành 300 triệu $ trái phiếu quốc tế với mức lãi suất rất cao là 6.25%/năm, kỳ hạn 3 năm, lãi trả 06 tháng. Trái phiếu này niêm yết trên sàn Sing (m chưa tìm được giá trái phiếu của VPB). Do COVID19, các trái chủ bán tháo trái phiếu làm giá trái phiếu (ở mức lợi suất tương đương) cao hơn nhiều thời điểm phát hành. Hoạt động mua lại trái phiếu của VPB mang tính chất tăng thanh khoản để các trái chủ rút được tiền. Hoạt động này có lợi cho VPB trong dài hạn.
Ngoài lề: VPB vừa bị Moody’s xem xét hạ tín nhiệm trong tháng 4 với các triển vọng tiêu cực ở mảng FE Credit. Nhưng báo cáo quý 1 của VPB thật sự bất ngờ với kết quả kinh doanh và các con số nợ xấu và nợ nhóm 2 mà VPB công bố. ( FE cho vay tín chấp khoảng hơn 60k tỷ, khi GIÃN CÁCH XÃ HỘI thì những khách hàng vay tín chấp là những người có khả năng phát sinh nợ xấu đầu tiên). Có những thứ khó hiểu nhưng vẫn phải cố hiểu là vì vậy.
Tựu chung lại:
Hoạt động mua vào cổ phiếu quỹ mới đang ở giai đoạn đầu (xin ý kiến cổ đông, chờ cổ đông đồng ý, xin ý kiến UBCK, NHNN, sau đó tiền hành mua CPQ). Cá nhân mình đánh giá với tính thực dụng của VPB thì hoạt động này sẽ được thực hiện (khác với đánh giá của VNDs cho rằng Ngân hàng nhà nước chưa chắc đã đồng ý) và việc khóa room ngoại xuống 15% cho thấy rằng đã có bên muốn bán số hàng này cho VPB.
Không có hoạt động nào tăng trưởng mãi cả. Mọi sự vật đều có tính chu kỳ. Với nhóm bank cũng vậy, chu kỳ tăng trưởng rất mạnh từ 2013 đến 2019. Và giờ là lúc bank tăng trưởng chậm lại và xử lý các vấn đề nợ xấu phát sinh. Và VPB là điển hình trong số đó. Co hẹp kinh doanh,giảm chi phí, xử lý nợ xấu, thanh lọc nhân sự là những việc làm mà VPB đã và đang làm tại thời điểm hiện tại.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận