menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thanh Thùy

Vốn đầu tư vào fintech ASEAN đạt kỷ lục hơn 3,5 tỷ USD

Theo báo cáo "Fintech ở ASEAN" của UOB, PwC Singapore và Hiệp hội Fintech Singapore (SFA), nguồn vốn đầu tư công nghệ tài chính (fintech) ở ASEAN tăng mạnh trở lại vào năm 2021, tổng số vốn trong chín tháng đầu năm nay tăng hơn gấp ba lần so với cả năm 20

Sự phục hồi trong nguồn tài trợ fintech được thúc đẩy bởi 167 thương vụ bao gồm 13 vòng gọi vốn lớn, chiếm 2 tỷ đô la Mỹ trong tổng số vốn tài trợ.

Hầu hết các nhà đầu tư tỏ ra quan tâm mạnh mẽ đến các công ty fintech ở giai đoạn cuối đã vượt qua 10 trong số 13 vòng gọi vốn lớn trong năm nay. Xu hướng này báo hiệu sự thay đổi chiến lược của các nhà đầu tư trên một số thị trường ASEAN khi họ tiếp cận một cách thận trọng và ít rủi ro hơn trong việc hỗ trợ các công ty trưởng thành được cho rằng là có cơ hội trỗi dậy mạnh mẽ hơn từ đại dịch.

Với việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số ngày càng tăng ở ASEAN, các nhà đầu tư đã đặt niềm tin và rót số tiền cao nhất vào các công ty fintech giai đoạn cuối từ lĩnh vực thanh toán.

Bà Janet Young, Giám đốc Khối Số hóa và Kênh dịch vụ của tập đoàn UOB cho biết, sự hồi sinh của các khoản đầu tư vào ngành fintech tại ASEAN đã thể hiện qua nguồn tài trợ đạt mức kỷ lục 3,5 tỷ đô la Mỹ trong năm nay.

Nhìn xa hơn sự phục hồi mạnh mẽ này là cơ hội xây dựng mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa các ngân hàng đương nhiệm, các công ty fintech và những đối tác trong nền tảng hệ sinh thái; việc mở rộng ra toàn khu vực sẽ vẫn là công cụ thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của các công ty fintech tại ASEAN.

“Tại UOB, chúng tôi từ lâu đã hợp tác với các đối tác fintech để thúc đẩy sự phát triển của họ bằng sự hiểu biết sâu sắc của chúng tôi về các sắc thái văn hóa, kinh doanh và quy định trong ASEAN và bằng cách kết nối họ với hệ sinh thái trong khu vực của chúng tôi. Sự hợp tác chặt chẽ giữa chúng tôi cũng cho phép chúng tôi khai thác khả năng và thế mạnh độc đáo của nhau để tạo ra các giải pháp tài chính tiến bộ và những trải nghiệm kỹ thuật số liền mạch mang lại lợi ích cho khách hàng của chúng tôi trong một thế giới trực tuyến”, bà Janet Young chia sẻ.

Các công ty fintech có trụ sở tại Việt Nam đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ trong nguồn vốn, đảm bảo gần một phần mười (9%) trong tổng số 167 thương vụ, với số tiền tài trợ là 388 triệu đô la Mỹ. Nguồn vốn tăng trở lại là nhờ vào hai vòng gọi vốn lớn, cụ thể là 250 triệu đô la Mỹ vào VNPay, nhà cung cấp giải pháp thanh toán di động cho các ngân hàng và doanh nghiệp, và 100 triệu đô la Mỹ vào vòng gọi vốn Series D của MoMo, ví điện tử lớn nhất Việt Nam.

Các công ty fintech có trụ sở tại Singapore tiếp tục thu hút nguồn vốn mạnh nhất trong ASEAN, chiếm gần một nửa (49%) tổng số thương vụ thông qua sáu vòng gọi vốn lớn tương đương trị giá 972 triệu đô la Mỹ trên tổng số 1,6 tỷ đô la Mỹ vốn tài trợ.

Indonesia vẫn giữ vị trí thứ hai trong năm nay, thu về 904 triệu đô la Mỹ vốn tài trợ (26%). Các công ty fintech ở Singapore và Indonesia đã nhận được tài trợ trong hầu hết các danh mục, một dấu hiệu cho thấy đây là một ngành công nghiệp sôi động và đang phát triển với bối cảnh đầu tư tích cực.

Vốn đầu tư vào fintech ASEAN đạt kỷ lục hơn 3,5 tỷ USD

Xu hướng vốn đầu tư finTech tại ASEAN theo các danh mục liên quan đến người tiêu dùng, 2019 - YTD 2021

Các khoản tiền được rót vào các công ty công nghệ đầu tư và tiền điện tử ở ASEAN đã có mức tăng trưởng mạnh nhất trong năm nay, đưa cả hai danh mục lên vị trí thứ hai và thứ ba tương ứng sau danh mục thanh toán.

Đây cũng là lần đầu tiên trong sáu năm, hoạt động cho vay thay thế đã bị vượt ra khỏi ba vị trí hàng đầu về nguồn vốn đầu tư do người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đối với các khoản đầu tư kỹ thuật số và tiền tệ kỹ thuật số.

So với năm 2020, vốn tài trợ cho các công ty công nghệ đầu tư đã tăng sáu lần lên mức 457 triệu đô la Mỹ trong năm nay, phù hợp với sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với việc sử dụng các công cụ quản lý tài sản và giao dịch kỹ thuật số. Theo một cuộc khảo sát do UOB, PwC và SFA thực hiện, sáu trong số 10 người tiêu dùng ASEAN đã sử dụng các công cụ kỹ thuật số như cố vấn robot và nền tảng môi giới trực tuyến cho nhu cầu đầu tư của họ.

Thanh toán vẫn là danh mục fintech được tài trợ nhiều nhất ở ASEAN trong năm nay với 1,9 tỷ đô la Mỹ và tiếp tục chiếm phần lớn các công ty fintech ở hầu hết các quốc gia, ngoại trừ Singapore (tiền điện tử) và Thái Lan (cho vay thay thế). Việc rót vốn vào các công ty này sẽ đẩy nhanh việc sử dụng ví điện tử, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng và các ứng dụng ngân hàng di động vốn đã là những phương thức thanh toán phổ biến nhất của người tiêu dùng ASEAN sau tiền mặt.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả