VietinBank (CTG): Khi người khổng lồ thức giấc
Về cơ hội đối với cổ phiếu CTG, trong đó dự đoán khả năng CTG sẽ sớm được tăng vốn bằng việc phát hành cổ tức bằng cổ phiếu trong tháng 10 hoặc đầu tháng 11 do tầm quan trọng của CTG trong hệ thống ngân hàng.
Điểm nhấn trong kết quả kinh doanh quý 2 của CTG Các mảng kinh doanh ngoài lãi tăng trưởng mạnh
Tính đến 30/6/2020, huy động vốn của ngân hàng tăng 2,35%, tín dụng tăng 0,66%. Mức tăng trưởng này đã khả quan hơn so với tăng trưởng âm tính đến hết tháng 5/2020 song chưa đủ sức cứu vãn mảng kinh doanh chủ lực của ngân hàng.
Tuy nhiên, các mảng kinh doanh khác lại tăng trưởng khá, khiến lợi nhuận ngân hàng quý II/2020 duy trì được mức độ ổn định. Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.102 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 643 tỷ đồng, tăng 72,8% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh đạt gần 126 tỷ đồng, tăng 26 lần so với cùng kỳ. Mua bán chứng khoán đầu tư chỉ còn lỗ 29 tỷ thay vì lỗ tới 160 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Nhờ các mảng kinh doanh ngoài lãi tăng trưởng mạnh, cộng với chi phí hoạt động được cắt giảm, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh quý II/2020 của VietinBank đạt 6.693 tỷ đồng, tăng gần 6% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận Vietinbank tăng mạnh trong quý II/2020 là nhờ cắt giảm mạnh trích lập dự phòng. Cụ thể, trong quý, ngân hàng chỉ trích lập dự phòng 2.207 tỷ đồng, giảm 47% so với con số 4.139 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Nhờ vậy, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trong quý tăng gấp đôi, đạt 4.485 tỷ đồng so với mức 2.182 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Cơ hội nào cho CTG thời gian tới?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp (Nghị định 91), đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018.Về cơ hội đối với cổ phiếu CTG, trong đó dự đoán khả năng CTG sẽ sớm được tăng vốn do tầm quan trọng của CTG trong hệ thống ngân hàng.
Trong diễn biến mới nhất, Quốc Hội đã thông qua việc tăng vốn cho Agribank và đẩy nhanh tiến độ niêm yết lên sàn và CTG đang là ứng cử viên nặng ký cho sự lựa chọn thứ 2.
Ngoài ra, đến cuối năm 2020 các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II; kịp thời tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Đến thời điểm hiện tại, VietinBank đã đáp ứng toàn diện các điều kiện theo tiêu chuẩn Basel II quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN và quy định về đánh giá nội bộ mức đủ vốn tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN về cơ cấu quản trị, quy trình, quy định kiểm soát nội bộ, hệ thống công nghệ thông tin.
Trong thời gian qua, VietinBank đăng ký chào bán 15 triệu trái phiếu kỳ hạn 08 năm (đáo hạn năm 2028) và 15 triệu trái phiếu kỳ hạn 10 (đáo hạn năm 2030). Với mệnh giá mỗi trái phiếu là 100,000 đồng, VietinBank dự kiến thu về 3,000 tỷ đồng trái phiếu. Tính chung lại, Ngân hàng đã thu về được hơn 2,459 tỷ đồng trái phiếu chào bán đợt 2 năm 2020. Đây là thông tin có ý nghĩa quan trọng với CTG, do hiện tại không tăng được vốn là khó khăn lớn nhất cản trở khả năng tăng trưởng của ngân hàng.
Thủ tướng cũng đã chỉ đạo về sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Như vậy, với sự vào cuộc của Chính phủ, NHNN, Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền, khả năng CTG sớm được tăng vốn là rất cao.
Hiện nay, ngân hàng là một trong các trụ cột góp phần thúc đẩy kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp, vì thế việc tăng vốn cho CTG là rất cần thiết. Nên chúng tôi nhận định, chính phủ sẽ sớm phê duyệt tăng vốn cho CTG trong thời gian sắp tới.
Theo ông Nguyễn Thế Huân, Thành viên HĐQT VietinBank cho biết, ngân hàng đang rất cần sự phê duyệt của các bộ, ngành cho phép giữ lại toàn bộ lợi nhuận hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn. “Nếu không tăng được vốn điều lệ, VietinBank sẽ phải giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tác động trực tiếp đến khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành và theo đó tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế”, ông Huân cho biết.
Biểu đồ theo tuần của CTG
Về mặt kỹ thuật, theo báo cáo của VietCapital cho hay về phương thức định lượng của CTG cho thấy sự chênh lệch điểm phần trăm cao nhất giữa mô hình hồi quy và định giá thu nhập thặng dư (hay tỷ lệ tăng tiềm năng là 63%), xếp tiếp theo là VCB (ngụ ý tỷ lệ giảm tiềm năng là 45%). Mô hình phân tích hồi quy của chúng tôi cho mức giá mục tiêu với CTG ở 44.200 đồng/CP, cao hơn 87% theo định giá thu nhập thặng dư của chúng tôi là 23.636 đồng/CP và cao hơn 63% mức giá cổ phiếu hiện tại. Trong khi BID và VCB hiện đang giao dịch với mức chênh lệch trung bình 22% và 12% so với định giá thu nhập thặng dư của chúng tôi kể từ nửa cuối 2019, CTG hiện đang giao dịch cao hơn 15% địnhgiá thu nhập thặng dư. Cả phương thức định giá thu nhập thặng dư và phương thức định lượng qua đó cho thấy tỷ lệ tăng tiềm năng cho CTG, CTG có nền tảng cơ bản tốt hơn BID.
Hiện tại CTG đã xuất hiện phân kỳ dương theo điểm mua tuần, và trong tuần qua đã có mức tăng GAP thể hiện sức mạnh của cổ phiếu như dự đoán bứt phá khỏi cản 28, chúng tôi đưa ra dự đoán CTG sắp tới sẽ có một nhịp tăng mạnh tiếp theo trong thời gian tới sau khi triển khai phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Và mục tiêu của cổ phiếu là mức giá 38.000-40.000đ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận