menu
Vietcombank hé lộ kế hoạch tiếp nhận 1 ngân hàng yếu kém
Thái Thủy
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Vietcombank hé lộ kế hoạch tiếp nhận 1 ngân hàng yếu kém

Báo cáo bổ sung của Hội đồng quản trị Ngân hàng Vietcombank dự kiến trình đại hội đồng cổ đông ngày 21/4 hé lộ kế hoạch nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém.

Theo đó, Vietcombank sẽ tham gia tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, thông tin về tổ chức tín dụng yếu kém này vẫn chưa được công bố.

Được biết, đại hội lần này bầu ra hội đồng quản trị (HĐQT) mới, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Số lượng thành viên HĐQT dự kiến là 8 người, trong đó có một thành viên HĐQT độc lập.

Trong sơ yếu lý lịch các ứng viên được đề cử bầu vào HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028, có 6 thành viên đương nhiệm gồm: Ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Thanh Tùng - Tổng Giám đốc, ông Đỗ Việt Hùng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, ông Nguyễn Mỹ Hào và ông Hồng Quang đều là thành viên HĐQT.

Trong giai đoạn mới, Vietcombank đặt ra một số mục tiêu như tăng trưởng tổng tài sản 9-10%/năm, tăng trưởng tín dụng 12-14%/năm, tăng trưởng huy động 10-11%/năm, ROE 17-18%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%, tỷ lệ an toàn vốn 10-11%.

Theo báo cáo về hoạt động nhiệm kỳ 2018 - 2023, tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2022 đạt trên 1,8 triệu tỷ đồng, tăng 1,8 lần (tăng gần 800.000 tỷ đồng) so với thời điểm 31/12/2017. Tổng tài sản tăng trưởng liên tục với mức tăng trưởng kép (CAGR) 12%/năm.

Tổng vốn huy động tại thời điểm 31/12/2022 đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 1,7 lần (tăng trên 500.000 tỷ đồng) so với thời điểm 31/12/2017. Tốc độ CAGR huy động vốn đạt 11%/năm.

Dư nợ tín dụng tại thời điểm 31/12/2022 đạt trên 1,15 triệu tỷ đồng, tăng 2,1 lần (tăng gần 600.000 tỷ đồng) so với 31/12/2017, tốc độ CAGR 16%/năm.

Lợi nhuận trước thuế tăng 3,3 lần, từ 11.000 tỷ đồng năm 2017 lên 37.000 tỷ đồng năm 2022, tương đương với tốc độ tăng bình quân 29%/năm, liên tục dẫn đầu ngành ngân hàng về quy mô lợi nhuận.

Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,11% cuối năm 2017 xuống còn 0,68% tại thời điểm cuối năm 2022.

Liên quan đến việc xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, theo báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng đã phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu 2021 - 2025, trong đó hoàn thiện khung pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng...

Chính phủ cũng báo cáo, đề xuất Bộ Chính trị cơ chế xử lý với các ngân hàng yếu kém và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB); tái cơ cấu Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).

Bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu hiện nay gồm Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) và 3 ngân hàng TMCP mua bắt buộc là Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank), Dầu khí toàn cầu (GPBank).

Riêng với SCB, từ cuối tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước đã đưa tổ chức tín dụng này vào diện kiểm soát đặc biệt. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục kiểm soát ngân hàng này và từng bước duy trì hoạt động ổn định và hạn chế những khó khăn cho SCB.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
0.90 (0.00%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả