Việt Nam tiếp tục giữ vững ngôi vương về tiếp nhận tiền mã hóa toàn cầu năm 2022
Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thế giới về chỉ số áp dụng tiền mã hóa trong năm 2022 theo báo cáo mới nhất của công ty phân tích blockchain nổi tiếng Chainalysis.
Thành tựu này đánh dấu năm thứ hai liên tiếp Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng về mức độ tiếp nhận và áp dụng crypto, là một trong ba quốc gia Đông Nam Á đứng đầu danh sách năm 2022. Chainalysis cho biết Việt Nam đã biểu hiện sức mua cực kỳ cao và sự chấp nhận được điều chỉnh theo dân số trên các nền tảng tập trung (sàn giao dịch), DeFi (tài chính phi tập trung) và P2P (ngang hàng).
Theo đó, Chainalysis đã sử dụng 5 tiêu chí để đánh giá mức độ tiếp nhận crypto của một quốc gia, gồm:
– Khối lượng nạp tiền lên các sàn giao dịch tập trung (CEX);
– Khối lượng giao dịch trên các sàn giao dịch CEX bởi nhà đầu tư cá nhân;
– Khối lượng giao dịch P2P;
– Khối lượng nạp tiền lên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX);
– Khối lượng giao dịch trên các sàn giao dịch DEX bởi nhà đầu tư cá nhân.
Kết quả tổng hợp dữ liệu và xếp hạng của Chainalysis cho ra kết quả dưới đây:
Nhìn chung, bảng xếp hạng tiếp tục bị “thống trị” bởi các quốc gia được Ngân hàng Thế giới phân loại ở mức “thu nhập trung bình thấp”, theo sau Việt Nam là Philippines, Ukraine, Ấn Độ, Pakistan và Thái Lan. Vì những nền kinh tế này có đồng tiền quốc gia yếu và ít dịch vụ gửi hoặc nhận tiền tệ qua biên giới nên nhu cầu người dùng dựa vào crypto để gửi tiền hoặc đáp ứng các nhu cầu tài chính khác gia tăng rất nhanh chóng.
Mặt khác, dựa trên nhiều cuộc khảo sát của công ty dịch vụ tài chính Finder trong năm nay đều cho thấy khoảng 25% người Philippines và 23% người Việt Nam đang tham gia vào các trò chơi Play to Earn phổ biến nhất hiện nay, chẳng hạn như Axie Infinity.
Nhà phát triển của Axie Infinity có trụ sở tại Việt Nam, và với thành công rực rỡ của dự án vào nửa đầu năm 2022 đã truyền cảm hứng cho nhiều công ty khởi nghiệp blockchain game khác liên tục cố gắng tìm kiếm thành công tương tự trong nước, từ đó tạo thêm chất xúc tác tiếp thêm sức mạnh cho việc tiếp nhận ở quốc gia này.
Cuối cùng là động lực từ yếu tố kiều hối (chuyển tiền xuyên biên giới). Ở Việt Nam và Philippines, cả hai đều có một phần lớn dân số làm việc ở nước ngoài, kiều hối là nguồn thu nhập thiết yếu. Theo thống kê từ Ngân hàng Thế giới, lượng kiều hối chiếm 5% và 9,6% GDP tương ứng của hai các quốc gia này. Do phí chuyển tiền cao với các dịch vụ gửi tiền truyền thống như Western Union, stablecoin có thể là một giải pháp thay thế khả thi.
Song, cũng chính vì làn sóng crypto đang phát triển quá nhanh và rộng rãi tại Việt Nam, mới đây Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra những đánh giá nhất định về việc nghiên cứu chế tài về tiền ảo để chống rửa tiền. Đây được xem như bước tiến rất đáng ghi nhận của Việt Nam trên chặng đường tiếp cận ngày càng gần hơn với xu hướng công nghệ mới toàn cầu.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận