[VIDEO] Triển vọng đầu tư mã cổ phiếu VPB: Cơ hội Upside 30%
Mời nhà đầu tư theo dõi video.
1. Tận dụng lợi ích từ nguồn vốn mới
- VPB chính thức hoàn thành việc bán 15% vốn điều lệ cho SMBC với giá 1.5 tỷ USD, nâng tổng vốn chủ sở hữu lên 140 nghìn tỷ - xếp vị trí thứ 2 trong ngành ( sau VCB).
-> Điều này dự kiến sẽ giup VPB mở rộng tệp khách hành đến các công ty FDI.
- CAR - tỷ lệ an toàn vốn ~17% sau thương vụ với SMBC và mức tăng trưởng tín dụng hàng đầu.
- CASA được cải thiện, đạt ~ 16.8%. VPB đẩy mạnh cho vay tài trợ vốn cho nhóm khách hàng doanh nghiệp do doanh nghiệp có xu hướng để tiền gửi không kì hạn để phục vụ vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- VPB cũng tiến hành trả cổ tức tiền mặt trong năm nay.
2. PB hấp dẫn nhất ngành.
- Định giá hấp dẫn với P/B cho năm 2023 dự kiến chỉ đạt 1,1 lần - thấp hơn nhiều so với trung bình 3 năm là 1,5 lần và các ngân hàng cùng ngành 1,2 lần so với mức tăng trưởng EPS cao hơn 15% trong giai đoạn 2022-25.
3. FE CREDIT phục hồi, hoàn tất tái cấu trúc.
- FEC bắt đầu ghi nhận lãi từ quý 3/2023. Theo công bố từ ngân hàng, FEC đã bắt đầu có lãi vào quý 3/2023 sau nhiều quý ghi nhận lỗ, chủ yếu đến từ chi phí hoạt động giảm (CIR giảm xuống 30,5% trong Q3/23 từ 37,4% trong Q2/23) và chi phí dự phòng (-47,3% sv quý trước).
-> Việc hoàn tất quá trình tái cấu trúc vào thời điểm này sẽ đặt FE Credit trong vị thế thuận lợi khi nhu cầu tiêu dùng cải thiện trong thời gian tới.
4. Rủi ro:
- Dư nợ tín dụng bất động sản dự án của VPB tăng 30,599 tỷ VND (+45.3% YTD) chiếm 36.8% tổng tăng trưởng tín dụng của VPB từ đầu năm.
- Tăng trưởng tín dụng cá nhân chậm lại so với giai đoạn trước vốn là nhóm khách hàng có lãi suất cho vay cao.
Chi tiết phân tích mã cổ phiếu VPB về triển vọng và yếu tố kỹ thuật kính mời nhà đầu tư theo dõi trong video:
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận