Vì sao thị trường chứng khoán Việt Nam mãi chưa được nâng hạng? (Liệu có âm mưu gì không)
Năm 2022 Việt Nam một lần nữa lỡ hẹn với cơ hội nâng hạng từ thị trường Cận biên (frontier market) sang thị trường mới nổi (Emerging market).
Đáng nói thì đây không phải lần đầu tiên Việt Nam tuột mất cơ hội béo bở này.
Vào năm 9/2018, Tổ chức xếp hạng thị trường FTSE Russell đã đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi lên thị trường mới nổi, Sau 4 năm 6 tháng Việt Nam vẫn chưa có những tiến triển rõ ràng khiến tổ chức này đã phát đi 1 thông điệp rằng có thể tháng 9 năm nay VN sẽ bị loại khỏi danh sách.
Ngoài FTSE Russell còn có MSCI - tổ chức xếp hạng thị trường của ngân hàng đầu tư tốp đầu thế giới Morgan Stanley. Và đây mới chính là xếp hạng mà Việt Nam mong muốn tập trung nhiều nhất.
Nhìn vào bảng này có thể thấy các điểm trừ được đánh giá trong năm 2022 giống hệt năm 2021, tức là trong 1 năm vừa qua thì VN không có cải thiện gì trong việc nâng hạng.
Có 9 tiêu chí chưa đạt được đề ra, nhưng mình nghĩ tiêu chí quan trọng nhất chính là tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài bị hạn chế. Cơ bản là ông không cho tôi room để đầu tư thì tôi cũng chẳng làm gì được.
Ngoài ra, còn nhiều vấn đề như minh bạch trong công bố thông tin, thao túng, giao dịch nội gián cũng khiến các NĐT vô cùng e ngại. (Ví dụ mua rồi hàng chưa về mà các anh lái đã cho 3 cây sàn thì ngoại cũng phải chạy)
Lợi ích thì không phải bàn cãi khi thị trường cận biên được rót vốn 95 tỷ đô trong khi được nâng hạng thì có thể sẽ lên tới 6.800 tỷ đô. Thế nhưng từ năm 2013 đến nay, đã mấy lần các chuyên gia và phía cơ quan quản lý đưa ra các cột mốc dự đoán và mục tiêu. Tất nhiên tất cả đều không thành hiện thực.
Chính phủ đã đặt ra là 2025 sẽ hoàn thành mục tiêu này, nhưng mình nghĩ với những tiến độ như hiện nay thì khó lắm. Các bạn nghĩ sao?
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường