Vì sao nhiều doanh nghiệp chip "đổ xô" vào Ấn Độ?
Nhiều công ty sản xuất chip hàng đầu, hoặc liên quan đến hệ sinh thái bán dẫn lớn nhất thế giới đều cố gắng hiện diện tại Ấn Độ. Đất nước này có bí quyết gì để hấp dẫn đến như vậy?
Nhiều nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới hiện nay đều đổ về Ấn Độ với hy vọng tìm kiếm chỗ đứng vững chắc tại đất nước này. Điều này rất ý nghĩa với các quốc gia có tham vọng trở nên nổi trội hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nói cách khác, các quốc gia nhìn vào Ấn Độ có thể sẽ biết mình thiếu gì.
Qualcomm - nổi tiếng với bộ vi xử lý Snapdragon, cung cấp sức mạnh cho một số điện thoại thông minh Android hàng đầu trên toàn thế giới - nói rằng họ hiện đang thiết kế chip ở Ấn Độ khi khai thác đội ngũ kỹ sư tài năng ở đây.
Như vậy, với ngành công nghiệp “siêu trí tuệ” này, vấn đề tiên quyết vẫn là con người. Ngài Bộ trưởng Liên minh Ấn Độ từng nói, không ở đâu sở hữu nhiều nhân lực phục vụ ngành bán dẫn nhiều như đất nước ông.
Savi Soin, Chủ tịch Qualcomm Ấn Độ khẳng định: "Chúng tôi có nhiều kỹ sư ở Ấn Độ hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Ở đây, chúng tôi có rất nhiều kỹ sư đảm nhận công việc thiết kế chip toàn diện".
Qualcomm đang mở rộng hoạt động tại Chennai với một trung tâm thiết kế mới tập trung vào công nghệ không dây. Quá trình thiết kế chip rất phức tạp vì nó đòi hỏi nhiều năm nghiên cứu và phát triển (R&D), đầu tư hàng trăm triệu đô la Mỹ và hàng nghìn kỹ sư”. Nhiều hãng chip đã hướng về Ấn Độ từ lâu, ít nhất 20 năm trước quốc gia Nam Á đã là một trung tâm R&D xuất sắc và có nguồn nhân tài dồi dào.
Tham vọng bán dẫn của Ấn Độ đã đạt được những bước tiến lớn khi chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi phê duyệt ba nhà máy bán dẫn ở Gujarat và Assam với khoản đầu tư hơn 15 tỷ USD.
Trên thực tế, Ấn Độ đã trở thành một trung tâm chip lớn, cạnh tranh với Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc, đồng thời đang thu hút các nhà sản xuất chip nước ngoài thiết lập hoạt động tại nước này.
Để tăng cường năng lực sản xuất trong nước và xuất khẩu, Ấn Độ đã công bố các ưu đãi liên quan đến sản xuất trị giá hàng tỷ USD để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực then chốt và công nghệ tiên tiến cũng như đưa Ấn Độ trở thành “một phần không thể thiếu của chuỗi giá trị toàn cầu”.
Apple là một trong những công ty đã đa dạng hóa hoạt động sản xuất sang Ấn Độ trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị Mỹ-Trung. Theo báo cáo của Bloomberg, Apple hiện lắp ráp khoảng 14% số iPhone của mình tại Ấn Độ, gấp đôi số lượng sản xuất ở đó vào năm ngoái. Google có kế hoạch bắt đầu sản xuất điện thoại thông minh Pixel ở Ấn Độ vào quý 2 năm nay.
Khác với các ngành may mặc, dày da hoặc thực phẩm, đồ uống, lắp ráp điện thoại…, lao động dồi dào không phải là ưu tiên hàng đầu đối với ngành chip. Các hãng chip không cần nhiều nhân lực, mà cần sự tinh xảo, chất xám của người lao động.
Mới đây, Bộ trưởng Thương mại Mỹ, bà Gina Raimondo đã đưa ra đánh giá thẳng thắn: “Trung Quốc đã chậm hơn nhiều năm so với những gì chúng tôi có ở Hoa Kỳ. Chúng ta có chất bán dẫn tinh vi nhất trên thế giới. Trung Quốc thì không!”.
Xét dưới góc độ dân số, Trung Quốc gấp Mỹ nhiều lần, nhưng bộ phận tinh hoa công nghệ Mỹ bỏ xa Trung Quốc. Điều này đã minh định từ lâu: số lượng nhà khoa học Mỹ đoạt giải Nobel áp đảo, nắm giữ hàng nghìn phát minh từ sơ khai đến đỉnh cao trong tất cả lĩnh vực công nghệ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận