Vì sao ít doanh nghiệp niêm yết mới?
Giai đoạn 2017 - 2018, có thời điểm, một ngày, sở giao dịch tất bật đánh cồng vài lần, nhưng đến nay, ít doanh nghiệp niêm yết mới. Trong quá trình xem xét hồ sơ chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết đôi khi tổ chức phát hành và đơn vị tư vấn có những điểm hiểu chưa trùng khớp.
Thông tin nói trên được đưa ra tại tọa đàm thị trường chứng khoán do Báo Đầu tư tổ chức hôm nay (5/3) tại Hà Nội.
Bà Phạm Thị Thùy Linh - Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) - cho biết, UB đang cùng sở giao dịch xây dựng quy chế phối hợp để giúp các khâu sau khi doanh nghiệp hoàn tất chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), niêm yết/đăng ký giao dịch được rút ngắn thời gian và quy về một đầu mối báo cáo.
Để hỗ trợ trong huy động vốn, UBCKNN cũng đang rà soát Nghị định 155 hướng dẫn Luật Chứng khoán, trong đó có tập trung vào quy định về hoạt động chào bán, niêm yết, đăng ký giao dịch.
“Thời gian qua, chúng tôi nhận thấy, hoạt động IPO gắn với niêm yết/ đăng ký giao dịch có những vướng mắc khiến thời gian bị kéo dài. Sau khi doanh nghiệp thực hiện IPO, sở giao dịch mới thực hiện các khâu kiểm tra nội dung để đưa lên niêm yết/ đăng ký giao dịch. Hiện UBCKNN đang cùng sở giao dịch chứng khoán xây dựng quy chế để phối hợp giúp các khâu sau khi IPO, niêm yết/ được rút ngắn thời gian, quy về một đầu mối xem xét đối với một vấn đề”, bà Linh cho biết.
Bà Phạm Thị Thùy Linh - Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, UBCKNN.
Trong quá trình xem xét hồ sơ chào bán IPO, đại diện UBCKNN cho biết đôi khi tổ chức phát hành và đơn vị tư vấn có những điểm hiểu chưa trùng khớp nhau. Trong tháng 3, UBCKNN sẽ tổ chức hội nghị hai miền để mời các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn và tổ chức tư vấn để chia sẻ về các quy định cũng như trao đổi vướng mắc từ phía doanh nghiệp.
Bà Linh cũng nhấn mạnh doanh nghiệp khi thực hiện IPO với hồ sơ chuẩn chỉ để sở giao dịch chứng khoán có thể xem xét hồ sơ nhanh nhất.
“Chúng tôi kỳ vọng đây là hội nghị có thể hỗ trợ nhanh nhất đối với các tổ chức có nhu cầu huy động vốn trong năm 2024 - 2025. Dự kiến, hội nghị có quy mô 500-600 đại biểu từ các đơn vị. 2024 - 2025 được đánh giá là năm bản lề, nhu cầu huy động vốn là có, hội nghị sẽ là nơi chia sẻ vướng mắc để làm sao để rút ngắn lại quy trình này", bà Linh chia sẻ.
Quá trình tạo ra hàng hóa mới dường như bị chậm lại trong thời gian đây. Giai đoạn 2017 - 2018, một ngày, sở giao dịch tất bật đánh cồng vài lần, nhưng đến nay, ít doanh nghiệp niêm yết mới.
Bà Phạm Huyền Trang - Giám đốc Phân tích Cổ phiếu, Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu Tư, Chứng khoán SSI (SSI Research) - chỉ ra một trong những hạn chế hiện nay của thị trường là không có hàng hóa mới. Trong khi đó, dòng tiền tiềm năng đổ vào thị trường còn rất lớn. Quy định sở hữu nhà đầu tư nước ngoài với cổ phiếu nâng room cũng tạo rào cản để hấp dẫn nhà đầu tư.
“Dòng vốn tiềm năng có thể đổ vào chứng khoán Việt Nam khi được nâng hạng. Những cổ phiếu vốn hóa trung bình (midcap) tiềm năng còn room ngoại có thể thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. Đây là điều gần nhất chúng tôi có thể nhìn thấy và kỳ vọng sẽ hấp dẫn thêm nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân, trong nước năm 2023 chiếm đến 92% giá trị giao dịch toàn thị trường”, bà Trang cho hay.
Bà Trang cũng kỳ vọng, năm 2024 sẽ là năm tốt hơn đối với dòng vốn ngoại khi họ phải theo dõi động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc giảm lãi suất, và kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam năm tới.
Ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường, Chứng khoán VPBankS.
Với vấn đề nâng hạng thị trường, ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường, Chứng khoán VPBankS - nhận định, 2024 là năm bản lề, gần sát cánh cửa nâng hạng. Thay đổi về chất, nền tảng pháp lý chuyển biến rõ nét, đảm bảo đủ tiêu chí của các tổ chức quốc tế .
Thời gian tới, hạ tầng giao dịch mới sẽ giúp nhà đầu tư giao dịch nhanh hơn, nhiều tổ chức có thể giao dịch tự động, có thêm sản phẩm mới, rút ngắn thời gian giao dịch xuống từ T+2,5 xuống T+2. Tương lai, không chỉ có sản phẩm phái sinh chỉ số chứng khoán, mà còn phái sinh ngay với cổ phiếu. Thời gian giao dịch kéo dài, thanh khoản thị trường cao hơn.
“Từ trước đến nay, mỗi khi thị trường chứng khoán có sự thay đổi, thanh khoản đều lên. Giai đoạn 2012-2013 khi kéo dài thời gian giao dịch, thanh khoản tăng lên rất cao. Giai đoạn phái sinh, thị trường cũng bùng nổ. Với hệ thống công nghệ thông tin được phát triển, krx-post1616869.tpo">nhà đầu tư giao dịch thông thoáng, doanh số, thị phần của công ty chứng khoán sẽ tăng trưởng”, ông Sơn thể hiện kỳ vọng vào hệ thống KRX.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận