menu
Vì sao Indonesia có nguy cơ "mắc kẹt" trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung?
Trịnh Vũ Tường
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Vì sao Indonesia có nguy cơ "mắc kẹt" trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung?

Trong tương lai, Indonesia có khả năng bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung ngày càng gay gắt.

Thị trường xe điện (EV) được dự đoán sẽ bùng nổ trong 10 năm tới và trở thành công nghệ ngày càng quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu.

Đến năm 2030, khoảng 26 triệu chiếc EV dự kiến sẽ được bán trên toàn thế giới, so với 1,7 triệu chiếc năm 2020. Ngay cả các công ty lớn như Ford và General Motors cũng có kế hoạch sử dụng điện hoàn toàn vào năm 2035.

Vì sao Indonesia có nguy cơ "mắc kẹt" trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung?
Ngày nay, Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất xe điện và pin lithium-ion. (Nguồn: Getty)

Nguồn tài nguyên địa chiến lược

Với việc pin lithium-ion chiếm khoảng 40% chi phí sản xuất xe điện, đây sẽ là một nguồn tài nguyên địa chiến lược ngày càng quan trọng. Theo báo cáo năm 2018 của McKinsey, nhu cầu pin hàng năm sẽ tăng gấp 10 lần từ năm 2020-2030, trong đó xe điện chiếm 80% nhu cầu pin.

Nguồn cung cấp pin lithium-ion ổn định sẽ ngày càng trở nên quan trọng đối với việc duy trì khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô trên thị trường toàn cầu. Sự chậm trễ trong kế hoạch triển khai Tesla Semi tại Mỹ trái ngược với sự thành công của Hongguang Mini ở Trung Quốc là một trường hợp điển hình.

Quan trọng hơn, cuộc cách mạng EV sẽ ngày càng được khúc xạ qua lăng kính cạnh tranh quyền lực lớn. Ngày nay, Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất xe điện và pin lithium-ion. Trong khi Trung Quốc có 93 nhà máy sản xuất pin lớn ở vào năm 2020, thì Mỹ chỉ có 4.

Hơn nữa, Trung Quốc đã đảm bảo nguồn cung ổn định cho các nguyên liệu thô quan trọng như lithium, niken và coban để sản xuất phần lớn các sản phẩm giữa dòng như hóa chất, cực âm và cực dương cần thiết để lắp ráp các tế bào pin. Ngược lại, Mỹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu và chậm phát triển chuỗi cung ứng nguyên liệu thô.

Cuộc cách mạng xe điện sắp tới có thể sẽ là lợi ích kinh tế đáng kể cho Indonesia, quốc gia sở hữu trữ lượng niken lớn nhất thế giới và sản xuất coban như một sản phẩm phụ. Không muốn trở thành nhà cung cấp nguyên liệu thô, Indonesia đã và đang theo đuổi một kế hoạch đầy tham vọng nhằm phát triển ngành công nghiệp xe điện quốc gia.

Điều này sẽ bao gồm khai thác và tinh chế, sản xuất pin, các bộ phận của pin, EV... Đến năm 2030, Indonesia đặt mục tiêu xây dựng công suất sản xuất pin 140 gigawatt giờ (GWh), tương đương 5 nhà máy của Tesla ở Nevada, với kế hoạch xuất khẩu khoảng 50 GWh.

Đứng giữa Mỹ và Trung Quốc

Thật không may, những kế hoạch này cũng có nghĩa là Indonesia có khả năng bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh công nghệ ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc.

Indonesia là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng xe điện của Trung Quốc và Trung Quốc đã trở thành một trong những đối tác kinh tế và phát triển quan trọng nhất của Indonesia.

Hai trong số các trung tâm sản xuất quan trọng nhất để sản xuất niken, Khu công nghiệp Morowali Indonesia và Khu công nghiệp vịnh Weda Indonesia đều thuộc sở hữu của Tập đoàn Tsingshan, một tập đoàn khổng lồ về thép và niken của Trung Quốc.

Các nhà máy sản xuất niken của Trung Quốc dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2021, trong khi CATL, nhà sản xuất pin lithium-ion lớn nhất Trung Quốc, sẽ mở một nhà máy sản xuất linh kiện này ở Indonesia và bắt đầu sản xuất vào năm 2024.

Sự phụ thuộc kinh tế quá mức vào Trung Quốc đã trở thành một vấn đề chính trị nổi cộm ở Indonesia. Trong khi Indonesia được hưởng lợi từ hợp tác kinh tế thực dụng, nước này cũng đã tìm cách đa dạng hóa mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Các liên doanh được lên kế hoạch giữa một tập đoàn gồm 4 công ty nhà nước với LG Chem của Hàn Quốc, Tesla và Panasonic của Nhật Bản sẽ giúp giảm bớt sự hiện diện của Trung Quốc và cung cấp nguồn chuyên môn thay thế về công nghệ pin và xe điện.

Để đảm bảo rằng Indonesia thu được giá trị kinh tế từ các hoạt động giá trị gia tăng, 60% niken cung cấp cho các đối tác nước ngoài phải được dùng để sản xuất pin trong nước.

Mặc dù theo đuổi hợp tác kinh tế với nhiều đối tác là một thủ thuật cũ trong vở kịch của các cường quốc, nhưng bảo hiểm rủi ro có thể khó hơn trong thời đại chủ nghĩa công nghệ-quốc gia đang phát triển. Vị trí của Indonesia với tư cách là nhà cung cấp pin lithium-ion cho sản xuất xe điện của Trung Quốc có thể được hiểu là có khả năng gây thù địch với lợi ích quốc gia và kinh tế của Mỹ.

Mặt khác, Mỹ đã phản ứng trong đánh giá chuỗi cung ứng gần đây của mình bằng cách kêu gọi các đối tác như Canada, Australia và Brazil cung cấp các nguyên liệu thô quan trọng cần thiết cho việc sản xuất pin lithium-ion.

Đối với Indonesia, đây là một tình huống phức tạp và khó xử. Nước này đang trên đà tăng thêm 450.000 tấn niken và 50.000 tấn coban trong vài năm tới, phần lớn là sản xuất pin. Mặc dù đã nhiều lần bày tỏ sự quan tâm đến việc hợp tác với các công ty Mỹ, nhưng Indonesia không quan tâm đến việc trở thành đối tác thương mại độc quyền của Mỹ hoặc Trung Quốc.

Nếu thế giới hướng tới việc hình thành các khối thương mại đối thủ, đặc biệt là về các công nghệ chủ chốt, thì điều này sẽ khiến Indonesia khó tìm được lối đi giữa và theo đuổi các mục tiêu phát triển trong nước. Ví dụ, Mỹ có thể gây áp lực buộc các đồng minh ngừng xuất khẩu lithium sang Indonesia, cũng như Hàn Quốc và Israel bị áp lực giảm xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc.

Lithium là một lỗ hổng đáng kể đối với tham vọng EV của Indonesia vì nước này không có nguồn cung cấp trong nước. Indonesia có kế hoạch nhập khẩu pin đã qua sử dụng để tái chế lithium và nhập khẩu nguyên tố từ Australia.

Indonesia có truyền thống duy trì một chính sách đối ngoại độc lập quyết liệt dựa trên sự bình đẳng thực dụng giữa các cường quốc. Khi các câu chuyện về an ninh quốc gia liên quan đến chuyển đổi năng lượng sạch hoặc độc lập năng lượng ngày càng trở nên nghiêm khắc hơn, không gian điều động ngoại giao của Indonesia có thể bị thu hẹp.

Indonesia cần chuẩn bị cho khả năng các cường quốc có thể sử dụng hoàn toàn sức ép ngoại giao, danh sách đen và các biện pháp trừng phạt như những công cụ của quy chế kinh tế để định hình hành vi của mình.

Một chiến lược có thể là xem xét trước vị trí của Indonesia trong chuỗi cung ứng toàn cầu để đánh giá các rủi ro địa chính trị tiềm ẩn bằng cách thành lập một lực lượng đặc nhiệm đa bộ về đầu tư nước ngoài. Jakarta có thể đảm bảo rằng họ có các quy định trong nước về xuất khẩu pin lithium-ion tuân thủ thông lệ thương mại tự do và công bằng.

Điểm mấu chốt là Indonesia và các quốc gia Đông Nam Á khác quan tâm đến việc duy trì quyền tự chủ chiến lược phải vượt ra ngoài việc thể hiện từ chối chọn bên. Trong thời đại cạnh tranh giữa các cường quốc ngày càng gia tăng, một chính sách đối ngoại chủ động và đón đầu ngày càng cần thiết.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả