menu
Vì sao "cổ phiếu khẩu trang" của Dệt May Hà Nội "bất động" trước cơn sốt khẩu trang?
Thùy Linh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Vì sao "cổ phiếu khẩu trang" của Dệt May Hà Nội "bất động" trước cơn sốt khẩu trang?

Cùng là "cổ phiếu khẩu trang", tại sao HSM lại không có phản ứng tích cực với thông tin trên giống như cổ phiếu của Vinatex?

Nằm trong chuỗi sản xuất – cung ứng khẩu trang góp phần giúp người dân phòng chống dịch virus corona song cổ phiếu HSM của Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội (Hanosimex) vẫn như một “thây ma“ trước “cơn sốt” khẩu trang. Vì sao trong khi nhà đầu tư săn lùng “cổ phiếu khẩu trang“ như một cứu cánh mà HSM lại bị bỏ qua?

Nằm trong chuỗi cung ứng Sợi - Dệt - May của Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội (Hanosimex – HSM) tiền thân là nhà máy Sợi Hà Nội (Sợi Đức) được thành lập ngày 21/11/1984.

Kỳ vọng từ sản xuất khẩu trang, cổ phiếu HSM vẫn “bất động”

Trong những ngày này, Tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex) nổi lên là một "đại gia khẩu trang". Ngày 3/2, Vinatex thông tin, Tập đoàn và các công ty con đang nỗ lực sản xuất để cung ứng khẩu trang ra thị trường nhằm giúp người dân phòng chống dịch virus Corona.

Danh sách công ty con của Vinatex sản xuất khẩu trang trong đợt dịch virus corona có Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội (Hanosimex). Vì vậy, "cổ phiếu khẩu trang" của Vinatex hay Hanosimex lần đầu tiên được nhắc tới và được kỳ vọng “hưởng lợi” từ đại dịch.

Vì sao "cổ phiếu khẩu trang" của Dệt May Hà Nội "bất động" trước cơn sốt khẩu trang?

Đúng như dự báo, sau thông tin sản xuất khẩu trang có thể giúp người dân phòng chống dịch virus Corona với giá 7.000 đồng/chiếc, cổ phiếu VGT của Vinatex tăng tới 8,86% trong phiên giao dich ngày hôm nay (5/2) sau khi đứng giá trong phiên giao dịch ngày hôm qua (4/2). Trái ngược với diễn biến của cổ phiếu công ty mẹ, cổ phiếu HSM của Hanosimex vẫn tiếp nối chuỗi ngày "zombie" (thây ma) trong phiên này.

Đóng cửa phiên 5/2, HSM vẫn đứng ở mức 22.000 đồng/CP, không đổi so với phiên trước đó vì không có bất cứ cổ phiếu nào được mua bán thành công. Như vậy, HSM đã có chuỗi ngày không phát sinh giao dịch 25 phiên liên tiếp kể từ ngày 24/12/2019. Vốn hóa thị trường của Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội chỉ hơn 451 tỷ đồng.

Hơn 1 thập niên, lần đầu lợi nhuận về dưới “zero”

Hoạt động kinh doanh kém hiệu quả và lợi nhuận lao dốc “thảm hại” có lẽ là lý do “thuyết phục” lý giải cho việc cổ phiếu HSM của Hanosimex “bất động” bất chấp “cơn sốt” khẩu trang và thị trường chứng khoán Việt Nam biến động rất mạnh trong thời gian qua.

Nhìn vào báo cáo tài chính của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội (Hanosimex – mã ck: HSM) có thể thấy, năm 2019 là năm đầu tiên trong hơn 1 thập niên, Hanosimex ghi nhận con số lỗ ròng hơn 5,5 tỷ đồng trước thuế và 10,3 tỷ đồng sau thuế mặc dù lợi nhuận sau thuế trong quý IV/2019 vẫn tăng trưởng 141,65% so với cùng kỳ.

Vì sao "cổ phiếu khẩu trang" của Dệt May Hà Nội "bất động" trước cơn sốt khẩu trang?

Lý giải nguyên nhân, Hanosimex cho biết, quý IV/2019 Hanosimex có khoản lợi nhuận khác từ việc hoàn nhập dự phòng Dự án Sợi Nam Đàn nên lợi nhuân sau thuế cùng kỳ năm nay cao hơn lợi nhuận sau thuế của cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2019, một số công ty con thuôc hệ thống của Hanosimex sản xuất kinh doanh không đạt kế hoạch do thị trường rất khó khăn như SP sợi của Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan, sản phẩm khăn của Công ty CP dệt Hà Đồng, vài dệt kim của công ty CP Dệt Kim – Hà Nội. Chính vì lợi nhuận không đạt của các công ty này đã ảnh hưởng tới bức tranh lợi nhuận của công ty mẹ.

Ngoài ra, năm 2019 do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nên sản phẩm của thị trường rất thấp, sụt giảm các đoan hàng nhập khẩu vào Trung Quốc làm giảm năng suất cũng là phần nguyên nhân khiến cho lợi nhuận riêng của tổng công ty mẹ “bốc hơi” trên 68% so với năm 2018.

Đây cũng không phải là năm đầu tiên Hanosimex sụt giảm về lợi nhuận, trong 3 năm trở lại đây, lợi nhuận của Hanosimex liên tiếp giảm từ mức 59 tỷ năm 2017 xuống còn 49 tỷ năm 2018 và về dưới mức âm hơn 10 tỷ đồng tính đến cuối năm 2019.

Vì sao "cổ phiếu khẩu trang" của Dệt May Hà Nội "bất động" trước cơn sốt khẩu trang?

Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Hanosimex đạt gần 2.142 tỷ đồng, giảm 14,7% so với đầu kỳ. Trong đó, tài sản ngắn hạn giảm mạnh từ 1.266 tỷ xuống chỉ còn 910 tỷ đồng vào cuối năm 2019, chủ yếu là do khoản mục hàng tồn kho giảm 34% so với đầu năm. Đầu tư tài chính dài hạn giảm từ gần một nửa xuống chỉ còn 27 tỷ đồng.

Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả cũng giảm tương ứng từ 1.943 tỷ đồng xuống còn 1.637 tỷ, trong đó có tới 63% là nợ ngắn hạn.

Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn cũng giảm chỉ còn 756 tỷ đồng, trong khi vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng nhẹ thêm 3 tỷ so với đầu kỳ. Tổng nợ vay của Hanosimex đạt gần 1.351 tỷ đồng, chiếm 63% tổng tài sản và bằng 2,6 lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Cơ cấu vốn chủ sở hữu tính đến cuối năm 2019 gồm hơn 118 tỷ từ vốn góp của Nhà nước và gần 87 tỷ đồng từ vốn góp của các đối tượng khác, không đổi so với đầu năm.

Báo cáo tài chính hợp nhất của Hanosimex cùng cho thấy, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối quý IV/2019 của Hanosimex âm trên 22 tỷ đồng, trong khi đầu năm dương 40 tỷ đồng do trong kỳ đã thực hiện phân phối 59 tỷ đồng từ khoản mục này.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
5.40 (0.00%)
prev
next

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả