Vì sao chứng khoán Việt Nam giảm mạnh hơn thế giới?
Chỉ có thể suy đoán nguyên nhân nào đó trong các nguyên nhân dưới đây. Có thể không chính xác nguyên nhân nào hoặc do tất cả các nguyên nhân.
1. Thị trường bị rút vốn
Vài tháng gần đây, lượng vốn bị hút về từ việc tăng lãi suất và điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước cũng như ngân hàng trung ương các nước.
Điều này làm một lượng vốn chảy về các ngân hàng. Các doanh nghiệp phải trả chi phí lãi vay cao hơn. Nhà đầu tư sử dụng vốn vay với chi phí đắt đỏ hơn.
2. Khủng hoảng từ việc xử lý trái phiếu doanh nghiệp bất động sản
Sau một số biến cố lãnh đạo các doanh nghiệp phát hành trái phiếu lớn bị bắt do làm sai quy định, khiến các doanh nghiệp đang nợ trái phiếu lớn khó khăn trong việc huy động, đảo nợ hoặc trả nợ.
Vụ việc còn liên đới tới một số ngân hành bảo lãnh phát hành, huy động… Có thể khiến một lượng lớn cổ phiếu được bán ra thị trường để quay vòng về xử lý trái phiếu.
3. Tâm lý hoảng loạn từ đám đông
Cộng hưởng từ thị trường thế giới và trong nước, tâm lý đám đông nhà đầu tư hoảng loạn và bán tháo, bán kể cả khi các doanh nghiệp đang kinh doanh tốt, trả cổ tức cao hơn nhiều lãi tiết kiệm từ ngân hàng.
4. Sử dụng margin quá đà
Sử dụng vay margin để đầu tư, khi giá cổ phiếu giảm không đủ tài sản đảm bảo hoặc hết hạn khoản vay, nhà đầu tư bị công ty chứng khoán bán chủ động (Call margin). Thậm chí, khi bị call margin nhóm cổ phiếu bất động sản làm lan sang các nhóm khác.
Để tránh điều này, thì không nên sử dụng đầu tư bằng vốn vay.
5. Tư vấn của các môi giới và công ty chứng khoán
Điệp khúc mua – giảm – cắt lỗ - mua – giảm – cắt lỗ… chỉ khiến thua lỗ càng thêm thua lỗ, trong khi một lượng phí giao dịch vẫn chảy vào túi môi giới và công ty chứng khoán mà thôi. Nếu cả thị trường cứ mua – giảm – cắt lỗ như thế thì khi nào mới hết? Ai sẽ là người mua cuối cùng. Chắc chắn sẽ có những tổ chức lớn mua, không loại trừ có công ty chứng khoán đã khuyên khách hàng bán cắt lỗ.
Mỗi nhà đầu tư nên tự trang bị kiến thức cho mình để đầu tư dài hạn vào một công ty tạo ra lợi nhuận ổn định dài hạn, tại vùng giá mà ta thấy rẻ, tốt so với lãi suất. Đằng sau một cổ phiếu là một doanh nghiệp có các cán bộ, công nhân đang làm việc cho cổ đông. Hãy tưởng tượng như mua một cái nhà cho thuê nhận tiền thuê hàng năm (cổ tức).
6. Một số doanh nghiệp được thổi giá quá đà
Giai đoạn vừa qua, lợi dụng đông đảo nhà đầu tư mới, thiếu kiến thức, nhiều nhóm chát được tạo ra, hô hào mua cổ phiếu cũng làm thúc đẩy một số doanh nghiệp bị FOMO, thổi giá lên quá nhiều so với giá trị thực tế. Dẫn đến khi rút củi đáy nồi thì bị lao dốc không phanh.
Vậy nên, khi mua cổ phiếu không nên nghe lời xúi giục. Mà nên tìm hiểu về công ty mình sẽ đầu tư, về giá trị của nó, trang bị kiến thức về thị trường chứng khoán trước khi tham gia.
Mọi kiến thức đều khó nói là đủ. Mọi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền. Và sai lầm là điều khó tránh khỏi trong thị trường chứng khoán này. Chúc các nhà đầu tư thành công.
Trao đổi và góp ý xin gửi về email dautu2020@outlook.com.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận