menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
NVC team Pro

VHC: Triển vọng khả quan khi đại dịch dần được kiểm soát

Kính mời quý NĐT cùng đánh giá về rủi ro và triển vọng cổ phiếu VHC qua phân tích của NVC Team.

Triển vọng ngành sản xuất và chế biến thủy sản năm 2021

Xuất khẩu cá tra của VN hồi phục sau sự sụt giảm từ tháng 3/2019 đến cuối năm 2020. Khi tình hình dịch bệnh được khống chế từ cưới năm 2020, các thị trường xuất khẩu bắt đầu hồi phục. Trong Q1/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra tăng 3% YoY lên 344.2 triệu USD.

Theo Cục Nghề cá biển Hoa Kỳ (NMFS), Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT), Mỹ đã nhập khẩu 8,510 tấn phile cá tra đông lạnh trị giá 21.4 triệu USD. Nhu cầu tiêu thụ cá tra tại thị trường Mỹ kỳ vọng khả quan trong các tháng tới của năm 2021 do:

+ Ngành công nghiệp cá da trơn của Mỹ đang gặp nhiều khó khăn do diện tích và sản lượng nuôi giảm mạnh.

+ Hàng tồn kho tại Mỹ đang giảm kể từ đầu năm.

+ Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào Mỹ đều ổn định và không vướng vấn đề gì với thị trường, do vậy sẽ tiếp đà đẩy mạnh xuất khẩu sang quốc gia này.

Về phía xuất khẩu sang Trung Quốc được kỳ vọng sẽ phục hồi trong thời gian sắp tới khi Trung Quốc giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thương tại các cảng biển và nới lỏng các thủ tục kiểm soát Covid-19 đối với thủy sản nhập khẩu, nhất là thủy sản đông lạnh.

EVFTA sẽ gia tăng lợi thế cạnh tranh của cá tra Việt Nam trong dài hạn. Thuế cơ bản của cá tra phile tươi, ướp lạnh giảm từ 9% xuống 0%; cá tra phile đông lạnh giảm từ 5.5% xuống còn 0%; các sản phẩm cá tra chế biến giảm từ 14% còn 0% trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, các tín hiệu thương mại từ thị trường EU chưa thể bật tăng trở lại trong quý II/2021, khi nhu cầu của ngành dịch vụ, thực phẩm tại các quốc gia trong khối này chưa rõ ràng.

Tổng quan doanh nghiệp

Công ty CP Vĩnh Hoàn là một trong những công ty chế biến và xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam. Vĩnh Hoàn là công ty có quy mô thuộc vào những doanh nghiệp lớn trong ngành chế biến xuất khẩu của cả nước, tổng công suất hiện tại lên đến 250 tấn cá nguyên liệu/ngày. Công ty có lợi thế về nguồn cung cấp nguyên liệu do nằm tại tỉnh Đồng Tháp, một tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long có môi trường và điều kiện được xem là thuận lợi nhất của ngành nuôi thả cá Tra, Basa nguyên liệu với 8 vùng nuôi cá tra, tổng diện tích 136,5 ha, cung cấp 34% nhu cầu nguyên liệu. Các sản phẩm của công ty đủ điều kiện xuất khẩu rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Mỹ và các nước thuộc EU, thị trường khó tính nhất trong ngành xuất khẩu thực phẩm từ các thị trường ngoài nước và dần trở thành thương hiệu có uy tín cả trong và ngoài nước.

Tổng quan bức tranh tài chính VHC

Cập nhật kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021

Q2/2021, VHC ghi nhận doanh thu thuần ở mức 2,342.6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 260.6 tỷ đồng, lần lượt tăng 41.3% và 16.3% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần của công ty đạt 4,130.8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 392.2 tỷ đồng, tăng trưởng 25.4% và 4.3% so với kết quả 6M2020. Biên lãi gộp tăng nhẹ lên 17.08% (so với 16.56% cùng kỳ năm trước). So với kế hoạch VHC đặt ra đầu năm (doanh thu thuần 8,600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 700 tỷ đồng), công ty đã hoàn thành được 48% kế hoạch về doanh thu và 56% kế hoạch về lợi nhuận.

Lũy kế 7 tháng năm 2021, các sản phẩm chính của VHC hầu hết đều ghi nhận sự tăng trưởng về doanh thu so với cùng kỳ năm ngoái. Đóng góp 69% vào tổng doanh thu sản phẩm (không bao gồm doanh thu Sa Giang), doanh thu cá tra fillet tăng 19% so với cùng kỳ, ở mức 3,271 tỷ đồng. Các sản phẩm phụ (gồm bột cá, mỡ cá,…) có tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng 52% lên 916 tỷ đồng, chiếm 19% tổng doanh thu. Sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng nhẹ 3%, đạt 372 tỷ đồng (8% tổng doanh thu). Ngoài ra, chiếm tỷ lệ 2% là các sản phẩm giá trị gia tăng (gồm: sản phẩm tẩm bột tôm định hình, sản phẩm tẩm bột, sản phẩm tẩm gia vị, sản phẩm chả và cá viên) có doanh thu 86 tỷ đồng, tăng trưởng 25%. Các sản phẩm khác giảm 35% về mức 109 tỷ đồng, tương đương 2% tổng doanh thu.

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của VHC với tỷ trọng 41%, giá trị xuất khẩu sang thị trường này 7M2021 tăng 528 tỷ đồng, tương 37% so với cùng kỳ năm 2020. Vĩnh Hoàn là đơn vị bắt buộc duy nhất trong đợt rà soát POR16 được áp dụng mức thuế chống bán phá giá 0 USD/kg khi bán cá tra sang thị trường Mỹ (được biết ngoài VHC còn có ANV là bị đơn tự nguyện cũng được áp thuế 0 USD/kg). Những nhà xuất khẩu cá tra-basa khác của Việt Nam đang chịu mức thuế chống bán phá giá chung 2.39 USD/kg. Bên cạnh đó giá trị thủy sản của VHC xuất khẩu sang thị trường Châu Âu sụt nhẹ 3% đạt 776 tỷ đồng. Trung Quốc là thị trường trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, giai đoạn tháng 3 đến tháng 6 giá trị xuất khẩu sang thị trường này phục hồi mạnh mẽ và tại VHC cũng ghi nhận tỷ lệ tăng mạnh 51%, đạt 691 tỷ đồng, chiếm thị phần ngang ngửa EU. Giá trị xuất khẩu sang những nước còn lại của VHC cũng tăng trưởng thêm 93 tỷ, tương đương 7%.

Tiềm năng tăng trưởng

Kết quả kinh doanh 6M2021 của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đa phần tích cực hưởng lợi nhờ nhiều yếu tố: dịch bệnh chưa bùng phát trở lại nên việc sản xuất kinh doanh không bị ảnh hưởng và nhu cầu nhập khẩu thủy sản của các thị trường lớn (Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu) phục hồi mạnh trở lại từ tháng 3. Nửa cuối năm nay ẩn chứa nhiều thách thức hơn cho các doanh nghiệp thủy sản bởi giá cước vận tải và giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh. Mặc dù đối mặt với một số thách thức chung, VHC với vị thế là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam đang có những yếu tố mà chúng tôi đánh giá là tiềm năng giúp doanh nghiệp hoàn thành được kế hoạch kinh doanh đã đề ra:

- Sản lượng xuất khẩu thủy sản dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh

Giai đoạn 2019-2021, nhiều FTA Việt Nam ký kết với các nước bắt đầu có hiệu lực, trong đó có 3 FTA lớn ký với nhiều quốc gia lớn trên thế giới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP (tiền thân là TPP) đã có hiệu lực từ 01/2019; Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu - EVFTA đã có hiệu lực từ 08/2020 và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực - RCEP (Việt Nam đã ký 11/2020) sẽ có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ ngày được thông qua bởi ít nhất 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước thành viên không thuộc ASEAN. Thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn được kỳ vọng hưởng lợi từ FTAs. VASEP dự báo năm 2021, với đòn bẩy từ các hiệp định này, xuất khẩu thủy sản có thể đạt tới 8.8 tỷ USD, tăng gần 5% so với năm 2020.

Kết quả đợt rà soát POR16 chỉ rõ VHC là bị đơn bắt buộc duy nhất được áp mức thuế chống bán phá giá 0 USD/kg khi xuất khẩu cá tra sang Mỹ. VHC là doanh nghiệp duy nhất liên tục được áp mức thuế bằng 0 này từ POR5 đến nay. Mỹ cũng là thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất của VHC (41%), giá trị xuất khẩu ghi nhận tăng liên tục từ khi thị trường này phục hồi vào đầu tháng 3.

Tình hình dịch Covid-19 diễn biến khả quan và đang được kiểm soát tốt tại các thị trường lớn hứa hẹn nhu cầu nhập khẩu thủy sản tiếp tục tăng mạnh. Nhờ chiến dịch tiêm chủng hàng loạt, nhiều nước Châu Âu và Mỹ đã có thể nới lỏng phong tỏa từ tháng 5, ngay trước dịp hè và mùa du lịch. Những hoạt đồng ăn uống giải trí nhờ đó có thể quay trở lại phần nào làm tăng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu.

- VHC đang mở rộng kinh doanh sang các sản phẩm khác: Sản phẩm chăm sóc sức khỏe và Bánh phồng tôm Sa Giang đều có doanh thu ổn định.

Nhà máy Collagen và Gelatin của VHC đi vào hoạt động từ 2015. Năm 2020 Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Vĩnh Hoàn Collagen được hoàn thành và đi vào hoạt động. Doanh thu từ mảng này năm ngoái ghi nhận ở mức 145 tỷ đồng. Từ đầu năm tới nay doanh thu dao động khá ổn định quanh mức 50 tỷ/tháng, lũy kế 7 tháng thực hiện được 372 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ.

Cuối tháng 4, VHC đã nâng sở hữu tại Sa Giang lên 5,483,327 cổ phiếu, chiếm 76.72% vốn điều lệ (trước giao dịch chiếm 51.29%). Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, Sa Giang báo đạt gần 174.5 tỷ đồng doanh thu (tăng trường 18.5% so với cùng kỳ năm trước), nhưng do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, ảnh hưởng của tỷ giá và dịch bệnh làm chi phí tăng nên lợi nhuận sau thuế sụt giảm 46% về còn gần 8.3 tỷ đồng. Khoản đầu tư vào Sa Giang có thể chưa mang về cho VHC lợi nhuận tốt trong năm 2021 nhưng xét về dài hạn rất có tiềm năng giúp VHC đa dạng nguồn thu, mở rộng mảng kinh doanh. Sa Giang là thương hiệu bánh phồng tôm lâu đời (thành lập năm 1960), đã định vị được thương hiệu và chinh phục được thị trường khó tính: thị trường chính của Sa Giang là EU, chiếm đến 62% giá trị doanh thu của doanh nghiệp.

Rủi ro đầu tư:

Chi phí dự kiến duy trì cao: nguyên liệu đầu vào và cước vận tải tăng mạnh

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản ghi nhận giá cá tra nguyên liệu mua tại đầm đã tăng mạnh từ tháng 5/2021 đến nay, hiện ở mức 21,500 – 22,000 đồng/kg, tăng 3,500 đ/kg so với cùng thời điểm này năm ngoái. Giá cá nguyên liệu tăng chủ yếu do giá thức ăn tăng mạnh, khoảng hơn 20% so với giữa năm ngoái. Nhiều chủ đầm để trống ao không nuôi do giá cá thành phẩm dù đã tăng nhưng vẫn không đủ bù được chi phí. Giai đoạn khó khăn của xuất khẩu thủy sản đầu năm khiến chi phí người nuôi bỏ ra tăng thêm khi phải kéo dài thời gian nuôi duy trì chờ cầu khôi phục. Do vậy cả chủ đầm lẫn doanh nghiệp đều bị đẩy chi phí lên cao, thậm chí là chịu lỗ. Giá cước vận tải cũng tăng cũng trở thành chủ đề nóng gần đây khi nhu cầu hàng hóa của các nước Mỹ, Châu Âu tăng vọt khi dịch bệnh có những bước tiến triển tốt sau khi tiêm vaccine diện rộng. Giá cước tăng còn bởi nguyên nhân: giá nhiên liệu duy trì ở mức cao; mạng lưới logistics từ đầu năm tới nay thường xuyên bị gián đoạn dẫn đến thiếu hụt container: tàu Evergreen mắc kẹt tại kênh đào Suez, sự cố gây tắc nghẽn hàng hóa tại một số cảng lớn của Trung Quốc thời gian qua (đóng cửa 1 phần cảng Ninh Ba, cảng Yantian do bùng phát Covid-19), va chạm tàu tại cảng Cao Hùng (Đài Loan). Dự đoán giá cước vận tải sẽ còn tiếp tục neo ở mức cao tới hết năm 2021.

Định giá và khuyến nghị

Với vị thế dẫn đầu trong ngành, tận dụng lợi thế từ ưu đãi thuế, thị trường chính có tiềm năng tăng trưởng nhu cầu mạnh cùng việc VHC liên tục có những bước cải tiến về kỹ thuật, mở rộng đa dạng hóa kinh doanh, VHC khả năng cao có thể thực hiện được kế hoạch kinh doanh đã đề ra cho năm nay, bất kể những khó khăn chung của ngành. Doanh thu VHC năm 2021 ước tính đạt 8,600 tỷ đồng và LNST ước đạt 700 tỷ đồng.

Khuyến nghị: Nắm giữ với giá mục tiêu 60.000 VNĐ/cp

Bài viết do NVC Team thực hiện. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: 0878.91.8888 (Mr Công - Trưởng phòng TVĐT38 VPS). Hoặc truy cập room Zalo tại đây

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
NVC team Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

73.20

-3.50 (-4.56%)

Biểu đồ mã VHC
15 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại